Những học sinh tự kỉ thường khiến các thầy cô và nhà trường cảm thấy áp lực, các giáo viên nhận thấy khó có thể đáp ứng nhu cầu của học sinh một cách hiệu quả.
Trên thế giới, trung bình cứ 68 trẻ thì có 1 trẻ tự kỉ (ASD). Tự kỉ là sự khuyết tật trong quá trình phát triển, nó có thể xuất phát từ sự giao tiếp xã hội và các vấn đề về hành vi.
Gần đây, một nghiên cứu chỉ ra rằng cứ 934 cha mẹ được khảo sát thì có xấp xỉ 77% có con đang có dấu hiệu tự kỉ theo học trong các trường học.
Nghiên cứu đó cũng cho thấy, nhìn chung các giáo viên chỉ cảm thấy tự tin vào năng lực hỗ trợ trẻ tự kỉ trong khi che mẹ thậm chí lại ít niềm tin hơn vào khả năng dạy trẻ tự kỉ của giáo viên.
Các giáo viên sau đó cần có hiểu biết nhiều hơn về tự kỉ và ảnh hưởng của nó đối với việc học và có chiến lược phù hợp trong quá trình dạy trẻ.
- Tác động của chứng tự kỉ đối với cuộc sống của trẻ
Mỗi học sinh tự kỉ đều có những điểm riêng biệt và có sự khác nhau trong cách can thiệp, hỗ trợ. Những khó khăn trong quá trình giao tiếp và tương tác xã hội với những người khác là điều phổ biến và có tác động đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của trẻ.
Những khó khăn này có thể dẫn đến các mức độ căng thẳng, tức giận và khủng hoảng cao hơn so với những học sinh khác. Khoảng hơn 70% học sinh tự kỉ có nhu cầu tăng cường sự hỗ trợ về mặt tinh thần.
Các lớp học là môi trường xã hội trong đó trẻ có cơ hội được tương tác, giao tiếp xã hội với các cá nhân khác một cách hiệu quả. Điều này có thể làm giảm sự sự căng thẳng, tức giận và khủng hoảng của học sinh.
Điều này chính là khó khăn cho giáo viên và học sinh trong các lớp học thông thường. Các học sinh tự kỉ đòi hỏi nhu cầu hỗ trợ cao hơn gấp 4 lần so với các học sinh bình thường khác về phương diện học tập và giao tiếp xã hội.
Các nghiên cứu đã chỉ ra sự quan trọng của việc hiểu biết mối quan hệ giữa năng lực học tập và năng lực cảm xúc, xã hội.
Sự thiếu các năng lực cảm xúc, xã hội dẫn đến không chỉ suy giảm sự kết nối của học sinh với trường học mà còn ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập.
Điều này cho thấy học tập cảm xúc, xã hội có tác động đối với việc học cũng như sự tham dự của học sinh, hành vi trong lớp học, sự tham gia vào các hoạt động học tập của tất cả học sinh.
Việc tập trung quá nhiều vào khía cạnh học tập trong chương trình và yêu cầu về điểm số đã dẫn đến việc giáo dục năng lực cảm xúc, xã hội, đời sống tinh thần bị gạt sang một bên.
- Quá trình giáo dục hòa nhập
Sự hòa nhập là quá trình chủ động xác định những rào cản mà người học gặp phải khi tiếp cận các cơ hội giáo dục chất lượng và sau đó loại bỏ những rào cản đó.
Mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ để đảm bảo chúng có được một nền giáo dục chất lượng và có cơ hội phát huy những tiềm năng của bản thân.
Thông thường thì giả định được đưa ra rằng “sự hòa nhập” nghĩa là học sinh cần phải ở trong các lớp học đặc biệt một cách thường xuyên. Khi tiếp cận quá trình hòa nhập theo cách này, học sinh sẽ không thể tiếp cận các yếu tố để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của chúng.
Việc áp dụng bất kỳ điều chỉnh nào cần được xem xét cho phù hợp với nhu cầu cá nhân của học sinh.
Các trường học cũng cần phải cẩn trọng để tránh những nguy cơ, vì những học sinh bị chứng tự kỷ có thể có hành vi và cách cư xử khác so với những học sinh bình thường.
Học sinh rối loạn phổ tự kỉ cần thời gian để tách khỏi các học sinh khác và những yêu cầu chung của lớp học. Mức độ thường xuyên sẽ dựa trên nhu cầu cá nhân của học sinh và trong những tình huống cụ thể cũng như phụ thuộc vào điều kiện của trường.
Việc thực hiện những biện pháp này sẽ giúp học sinh kiểm soát được những thách thức về các kĩ năng xã hội và môi trường lớp học đồng thời kiểm soát được những căng thẳng và lo lắng mà họ có thể gặp phải.
- Các gợi ý dành giáo viên:
Tiến hành các khảo sát, các học sinh tự kỉ sẽ đưa ra những gợi ý làm như thế nào để có thể hỗ trợ học sinh tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của học sinh.
Họ đã gợi ý rằng, cách hiệu quả nếu giáo viên có thể giúp học sinh tập trung vào việc thay đổi và chuyển đổi bằng cách nhắc nhở chúng một cách đơn giản khi chính thay đổi đang mù mờ chưa rõ ràng.
Trẻ cũng yêu cầu sử dụng các máy tính bảng hay laptop để giúp đỡ trong các nhiệm vụ học tập ở trường thay vì các nhiệm vụ viết. Điều này có thể giúp các học sinh tự kỉ vượt qua những khó khăn liên quan đến kĩ năng viết.
Phát cho học sinh một bản hướng dẫn hay các thông tin chi tiết mà giáo viên viết lên đã bảng.
Khi thực hiện các nhiệm vụ học tập, học sinh bị chứng tự kỷ cảm thấy khó khăn khi phải lập kế hoạch và tổ chức quá trình học tập như quản lý bài tập, tham gia đánh giá, hoàn thành các bài tập,…
Điều này có thể có tác động tiêu cực đến khả năng nhận thức, xã hội và học tập của họ.
Các trường học có thể cho phép các học sinh lớn dùng điện thoại di động hoặc máy tính bảng để chụp ảnh những hướng dẫn của giáo viên.
Trường học nên có một không gian yên tĩnh để hoàn thành quá trình đánh giá và nhận được hỗ trợ, quản lí bản thân và các khía cạnh trong hoạt động ở trường.
- Làm thế nào để hỗ trợ học sinh tốt hơn
Có một số rào cản trong việc hỗ trợ học sinh bị chứng tự kỷ để đáp ứng nhu cầu giáo dục.
Những rào cản này bao gồm: kinh phí, thiếu kiến thức và đào tạo, thiếu nhân viên hỗ trợ chuyên môn và thời gian, thiếu nguồn lực thích hợp và quy mô lớp học.
Việc tăng các nguồn ngân sách cho trường học sẽ giúp tăng số lượng nguồn nhân lực, hỗ trợ và nhân viên có chuyên môn, có các giáo viên hỗ trợ cho cá nhân từng học sinh.
Việc đào tạo giáo viên và kinh nghiệm về chứng tự kỷ sẽ ngày càng nhiều hơn.
Trong báo cáo phân tích nhu cầu giáo dục Tự kỷ ở Úc, đa số các giáo viên (89%) và các chuyên gia (97,5%) đã nhận được sự hỗ trợ chuyên môn hoặc đào tạo cụ thể liên quan đến học sinh rối loạn phổ tự kỷ.
Giáo viên và chuyên gia làm việc trong lĩnh vực này cần phải được hỗ trợ đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của các học sinh này, và sự hỗ trợ này phải được tiến hành thường xuyên.
Việc sử dụng cách tiếp cận giáo dục mang tính cá nhân một cách linh hoạt là yếu tố quan trọng. Điều này đòi hỏi giáo viên phải có sự điều chỉnh trong việc lựa chọn các nguồn tài nguyên có thể được thực hiện ở môi trường trong và ngoài lớp học.
Trong các hội thảo về giáo dục đặc biệt trong nhà trường, ngoài các chuyên gia giáo dục cũng cần sự tham gia của các chuyên gia y tế có liên quan.
Sẽ còn nhiều khó khăn để có đủ giáo viên được đào tạo chuyên môn sâu về chứng tự kỷ. Tuy nhiên, chúng ta có thể khắc phục bằng việc bổ sung từ các giáo viên có chuyên môn thích hợp để đưa ra những điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh của lớp và trường học.
Nguyễn Hữu Long dịch
(Nguồn: www.edutopia.org)