Giáo dục đang thực sự trở thành một ngành dịch vụ. Vâng đúng là như vậy! Điều đó có nghĩa là phụ huynh phải chi trả nhiều hơn cho việc học tập con cái. Giáo dục cũng trở thành một lĩnh vực đầu tư của gia đình. Trong quá trình đó, nhiều người coi rằng phụ huynh và học sinh là khách hàng của nhà trường. Ở một số trường học, học sinh được quyền đánh giá lựa chọn giáo viên. Nhưng cũng có một mối nguy hiểm khi chúng ta nói về giáo dục chỉ dưới phương diện tài chính. Nó có thể biến quá trình dạy học thoát ra khỏi mục đích và ý nghĩa ban đầu của nó và chuyển sang việc cung cấp đúng nhu cầu mà “khách hàng” cần và muốn.

Nguy hiểm đối xử với học sinh như khách hàng

Khi các giáo viên nghĩ về học sinh như khách hàng, nó sẽ ảnh hưởng đến công việc giảng dạy. Thông thường, giáo viên – với sứ mệnh là người dẫn dắt quá trình học tập, họ sẽ đẩy học sinh ra khỏi vùng an toàn, buộc học sinh phải tư duy, phá vỡ đi những logic sẵn có  hoặc đưa ra phản hồi quan trọng về sản phẩm hay kết quả học tập của học sinh. Điều này đóng vai trò rất quan trọng cho việc học. Nhưng những lo sợ khi học sinh được quyền đánh giá giáo viên, thậm chí cả phương diện phương pháp giảng dạy sẽ ảnh hưởng xấu đến mức độ mà các giảng viên thử thách và tạo nên những “áp lực” cần thiết cho học sinh.

Tương tự như vậy đối với học sinh, khi chúng hành động như khách hàng, nó ảnh hưởng đến cách học sinh học tập. Khi học sinh ý thức rằng, chúng là khách hàng chúng sẽ có xu hướng chuyển trách nhiệm học tập lên các giáo viên, từ đó nảy sinh tâm lý thụ động. Tuy nhiên, chúng ta đều biết học sinh cần có quyền sở hữu tích cực cho việc học tập của bản thân. Nhiều nghiên cứu chứng minh khi học sinh thụ động, kết quả học tập sẽ thấp hơn, tính tích cực và chủ động của học sinh sẽ giảm đi.

Khi các trường học nói về học sinh với tư cách là khách hàng, tạo nên sự chia cắt giữa giáo viên và học sinh. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục theo hưởng giảm mức độ hài lòng của chính các khách hàng. Trên thực tế, những học sinh được nuông chiều lại thường có đánh giá về mức độ hài lòng về trường học và giáo viên thấp hơn so với những học sinh khác.

Hãy coi học sinh là đối tác của quá trình giảng dạy

Các trường học thực sự quan tâm đến việc học tập coi trọng văn hóa giáo dục trong đó mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên là trung tâm của việc dạy và học. Giáo viên có xu hướng đối thoại với học sinh nhiều hơn thông qua các cuộc nói chuyện, khảo sát hoặc trao đổi trực tiếp.

Gần đây, nhiều trường đã giúp học sinh và giáo viên là làm việc cùng nhau trên tinh thần hợp tác hợp tác. Học sinh – thông qua hội đồng học sinh đã cùng thảo luận về các vấn đề quan trọng trong trường bao gồm, những thay đổi của giáo viên liên quan đến nội dung và phương pháp giảng dạy, đề xuất ý tưởng cho các sự kiện trong năm học,… Điều này đã tạo nên sự thay đổi trong văn hóa trường học, để học sinh được tham gia vào quá trình giáo dục những không đi quá xa so với những giới hạn.

Hợp tác học tập và giảng dạy

Việc coi học sinh là đối tác trong quá trình giảng dạy, trước hết cần tập trung vào các giá trị và nguyên tắc hợp tác:

  • Sự tôn trọng lẫn nhau
  • Giao tiếp cởi mở và liên tục
  • Mục đích và đam mê chung
  • Đánh giá cao những kinh nghiệm và chuyên môn khác nhau
  • Sẵn sàng thực hiện nghiêm túc những gì đối tác nói
  • Cởi mở để đàm phán ý tưởng và cảm giác phiêu lưu để ra một cái gì đó mới hoặc khác biệt.

Giá trị cốt lõi của học sinh với tư cách là đối tác của công việc giảng dạy là học sinh và giáo viên cùng làm việc, cùng nghiên cứu và cùng trải nghiệm, sáng tạo. Các nghiên cứu trên thực tế cho thấy hiệu quả của quá trình chuyển đổi này. Dưới đây là năm ví dụ:

  1. Học sinh quan sát và thảo luận về các vấn đề trong lớp học với giáo viên.
  2. Học sinh và giáo viên làm việc cùng nhau để sửa đổi chương trình giảng dạy hoặc đồng sáng tạo các môn học mới.
  3. Học sinh và giáo viên đàm phán về việc lựa chọn giáo trình, tài liệu khi bắt đầu học kỳ.
  4. Học sinh và giáo viên hợp tác để giải quyết các vấn đề phức tạp của trường như gian lận hoặc bạo lực học đường.
  5. Học sinh và giáo viên hợp tác thiết kế các chương trình mới để làm cho trường học trở nên đa dạng hơn phù hợp với nhiều đối tượng học sinh.

Mối quan hệ đối tác sẽ mang đến hiệu quả trong cuộc đối thoại giữa học sinh và giáo viên trong quá trình học tập và giảng dạy.

Mặc dù hiện nay, mối quan hệ này vẫn chưa phải là phổ biến, nhưng chắc chắn việc xây dựng và phát triển nó sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của nhà trường.

Kelly E Matthews

https://thuviengiangday.com dịch