Khi giáo viên nói về những thách thức của dạy học phát triển năng lực, mọi người có xu hướng tập trung vào những thay đổi lớn, có cấu trúc như nhịp độ và con đường khác nhau, đánh giá đa dạng và khả năng của học sinh. Vì vậy, khi tôi tiến hành điều ra các giáo viên về những khó khăn lớn nhất mà họ đang gặp phải, thật ngạc nhiên, chỉ hai trong số họ đề cập đến những khó khăn từ phụ huynh.

Giáo sư Lindsey Erk cho biết, một trong những thách thức lớn nhất hiện nay là sự tham gia của phụ huynh. Khi mà 99% số phụ huynh đều đã quen với các mô hình giáo dục truyền thống. Tôi nghĩ rằng thách thức lớn nhất là giúp các gia đình hiểu ý nghĩa thực sự của dạy học phát triển năng lực. Bởi vì các bậc cha mẹ luôn cố gắng giáo dục con họ dựa trên nền tảng giáo dục của chính họ. Đương nhiên, đó là quyền của phụ huynh. Nhưng việc giúp phụ huynh hiểu về dạy học phát triển năng lực là công việc của giáo viên. Chính vì thế, chúng ta cần giúp các bậc cha mẹ hiểu từng chút một, khi con cái có sự thay đổi về chương trình học thay cách kiểm tra, đánh giá.

Những sự lựa chọn…

Tại hầu hết các trường mà tôi đã đến thăm, phụ huynh và người giám hộ có quyền lựa chọn hoặc là gửi con đến một trường khác hoặc chọn chương trình giảng dạy truyền thống hoặc chương trình dạy học phát triển năng lực. Nhưng trong một trường học khác, tôi thấy có cuộc thảo luận nào về sự lựa chọn của phụ huynh. Thay vào đó là các cuộc thảo luận làm sao để việc dạy học phát triển năng lực có thể được triển khai sâu rộng và hiệu quả trong chương trình. Ban đầu, nhiều phụ huynh không hài lòng hoặc không muốn tham gia vào các cuộc thảo luận như vậy nhưng ngày càng có nhiều phụ huynh ủng hộ sự lựa chọn của nhà trường. Điều đó cho thấy những nỗ lực và thành công trong việc giúp phụ huynh hiểu về dạy học phát triển năng lực.

Cá nhân hóa quan hệ với phụ huynh

Các giáo viên đã cho thấy vai trò của việc đưa phụ huynh vào một hệ thống dạy học phát triển năng lực và chứng minh được hiệu quả của nó. Theo một cách nào đó, nó có vẻ giống như những gì phụ huynh gặp phải trong hệ thống giáo dục truyền thống. Điều đó có nghĩa là, phụ huynh không nên can thiệp quá sâu vào phương pháp giáo dục của nhà trường mà nên đồng hành cùng nhà trường trong quá trình giáo dục con cái. Nói cách khác, giáo viên đã biến phụ huynh thành những người cùng hội cùng thuyền. Điều này cũng giống như việc dạy học phân hóa để tiếp cận năng lực khác nhau của người học, phụ huynh cũng cần các chiến lược và sự hỗ trợ đa dạng.

Chúng tôi đã thử một số phương pháp khác nhau, giáo sư Korbe nói. Khi phụ huynh đăng ký lần đầu tiên, chúng tôi cung cấp cho phụ huynh những dẫn chứng về phương pháp giảng dạy và kết quả học tập của học sinh để họ nhận thấy rằng, đây chính là cách tiếp cận phù hợp với con họ và chính con họ đang là người được hưởng lợi từ dạy học phát triển năng lực.

Đối với một trường học lớn hơn, với 50 hoặc 100 học sinh mới mỗi năm, trường học sẽ sử dụng nhiều hơn các chiến lược định hướng nhóm, kết hợp với những trao đổi với cá nhân phụ huynh khi cần thiết.

Các giáo viên đều cảm thấy rằng các bậc cha mẹ có con vào trường từ những năm đầu đã đạt được nhiều thành công hơn trong việc tìm hiểu phương pháp giáo dục. Điều cần thiết là phải gặp gỡ các gia đình thường xuyên khi con cái họ đang trong giai đoạn lựa chọn. Vì vậy, hợp tác với cha mẹ và học sinh để giúp họ hiểu rằng, điều quan trọng là năng lực, khả năng thực hành của học sinh chứ không phải thời gian học sinh ngồi trong lớp. 

Dĩ nhiên, không phải nó đều phù hợp với tất cả phụ huynh. Giáo viên phải có một tâm hồn cởi mở. Một số phụ huynh luôn muốn con họ có được điểm số trong sổ liên lạc hay tin nhắn về gia đình. Đôi khi chúng ta cần nói với cha mẹ rằng họ có quyền đưa ra yêu cầu, nhưng đối với nhà trường, các phản hồi dựa trên khả năng làm chủ năng lực vẫn là ưu tiên số một. Đối với các môn học có thể định lượng hơn như toán học, họ cũng nói với các bậc cha mẹ rằng mức độ Thành thạo tương ứng với việc đạt 80% trong các đánh giá cuối năm.

Một số phụ huynh không tin vào hệ thống của chúng tôi, nhưng họ tin tưởng chúng tôi. Chúng tôi xây dựng niềm tin đó trong cộng đồng phụ huynh, rằng chúng tôi ở đây để làm những gì tốt nhất cho con cái họ. Và chúng tôi khuyến khích họ đến và đặt câu hỏi và tìm hiểu thêm, nhưng điều đó cũng có nghĩa là chúng taooi đã tạo nên rất nhiều sự tin tưởng, rõ ràng rằng chúng tôi sẽ làm những gì tốt nhất cho con của họ.

Các buổi hội thảo do học sinh chủ trì cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa phụ huynh tham gia vào quá trình dạy học phát triển năng lực. Hầu hết, trong các nền văn hóa, học sinh ít có cơ hội nói chuyện với người lớn với tư cách là người dẫn dắt các cuộc thảo luận. Giáo viên giải thích cho phụ huynh tại sao trường học tin rằng điều quan trọng đối với học sinh là cảm nhận của chúng. Hầu hết phụ huynh đều thấy giá trị trong các hội nghị do chính con họ dẫn dắt. Bởi vì họ thấy con cái họ hào hứng và đầu tư công sức như thế nào trong việc học, và điều đó giúp phụ huynh hiểu cách tiếp cận giáo dục của trường.

Một kết luận quan trọng được rút ra từ các vấn đề phụ huynh là nếu không có sự tham gia của phụ huynh, dạy học phát triển năng lực rất khó để thành công. Vấn đề của trường học là hãy biến phụ huynh thành những người cùng chung chiến tuyến vì lợi ích của con cái họ, chứ không phải là phe đối lập để bắt lỗi và phê phán.

Eliot Levine

Táo Giáo Dục dịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *