Vai trò của giáo viên ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết trong một môi trường học tập cá nhân cá nhân hóa, nơi việc xây dựng mối quan hệ và niềm tin trở thành nền tảng của lớp học.

Trong một lớp học cá nhân hóa (trong mô hình dạy học phát triển năng lực), giáo viên phải di chuyển giữa các nhóm học sinh, tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận, giúp học sinh khám phá và đặt mục tiêu hoặc có thể tham gia giảng dạy trực tiếp ở một số nội dung. Các lớp học được thiết kế với chỗ ngồi linh hoạt và học sinh tham gia vào các quyết định về cách thức và địa điểm học tập. Học sinh có thể làm việc độc lập hoặc làm việc trong nhóm dựa trên nội dung học tập.

Giống như giáo viên hỗ trợ học sinh chấp nhận rủi ro và thử những điều mới mà không sợ thất bại, giáo viên cũng được hỗ trợ bởi ban giám hiệu và các cấp quản lý giáo dục –  những người nuôi dưỡng văn hóa trường hợp tác. Mọi người làm việc cùng nhau, trên mỗi bước của quá trình dạy học.

Bởi vì mô hình lớp học này có rất nhiều điểm khác biệt. Các giáo viên, học sinh, phụ huynh, lãnh đạo nhà trường và xã hội vẫn thường đặt câu hỏi về việc dạy và học trong môi trường học tập cá nhân hóa sẽ diễn ra như thế nào?

Điều gì khác biệt giữa các lớp học lấy giáo viên làm trung tâm và học sinh làm trung tâm?

Trong một lớp học truyền thống, lấy giáo viên làm trung tâm, giáo viên đặt câu hỏi và học sinh trả lời. Giáo viên chọn nội dung giảng dạy và cung cấp hướng dẫn trực tiếp, cho tất cả các đối tượng học sinh theo cùng một cách. Ngược lại, trong một lớp học lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên làm việc với học sinh dựa trên các nguồn lực hỗ trợ. Giáo viên cần chấp nhận rủi ro, sự thất bại và theo dõi học sinh của mình.

Ví dụ, trong một bài học về ngôn ngữ, một giáo viên có thể làm việc với một nhóm nhỏ học sinh, tiến hành đánh giá để nhận thấy những lĩnh vực học sinh cần sự hỗ trợ. Đồng thời nhận ra những học sinh có thể làm việc thông qua các trạm học tập với các nhiệm vụ được thiết kế riêng biệt. Học sinh là người được hưởng lợi từ các nhiệm vụ học tập được thiết kế dựa trên mục tiêu theo từng cá nhân. Mọi hoạt động học tập đều được bắt đầu từ năng lực của học sinh học sinh, được đánh giá theo những cách khác biệt, được thực hiện dựa trên nhu cầu và sở thích của học sinh.

Nếu bạn hỏi [học sinh của tôi] về những gì học sinh của tôi đang học. Chúng có thể nói được một cách rõ ràng “em đang học về các âm tiết” hay “Em không cần phải tập viết các chữ cái nữa vì em đã nhớ được nó rồi’ (Marie Roy, một giáo viên tại Trường tiểu học Henry L. Cottrell ở RSU 2 ở Monmouth, Maine). Học sinh biết chính xác những gì chúng mong đợi và mục tiêu chúng cần đến. Chúng cũng biết cách tìm kiếm các tài liệu và sự hỗ trợ để có thể đạt được mục tiêu một cách khá độc lập.

Việc quản lý lớp học trong mô hình học tập cá nhân hóa sẽ diễn ra như thế nào?

Ý tưởng về việc học sinh chủ động lựa chọn phương pháp học tập khiến bạn có cảm giác rằng, đó là một lớp học lộn xộn và giáo viên sẽ phải vất vả để có thể quản lý được lớp học. Nhưng khi học sinh cảm thấy được tin tưởng và có quyền sở hữu đối với việc học, chúng sẽ làm việc hiệu quả hơn. Học sinh cũng có nhiều cơ hội để thực hành những kỹ năng xã hội và cảm xúc và nhận ra vai trò của chính mình trong môi trường học tập. Giáo viên vẫn có trách nhiệm chính với lớp học, nhưng khi học sinh cùng nhau xây dựng một cộng đồng, quyết định các quy tắc ứng xử trong lớp học và tự xây dựng các quy trình, chúng sẽ làm việc có trách nhiệm hơn.

Trong một lớp học ở bậc tiểu học, học sinh có quyền lựa chọn cách sử dụng bút xóa hoặc kéo, còn giáo viên có quyền quyết định thời gian học sinh phải sửa lại bài tập. Các quy tắc này được quyết định và thực thi bởi chính học sinh.

Thầy Hillary Weiser, một giáo viên tại Trường tiểu học Navin thuộc Khu trường học Marysville ở Marysville, Ohio đã học cách để những đứa trẻ tự chịu trách nhiệm về việc học của chúng. Tôi không thấy có bất kì vấn đề nào về kỷ luật trong năm học này. Lớp học này là của học sinh. Chúng làm chủ và sở hữu những gì đang xảy ra ở đây.

Học tập cá nhân hóa có nghĩa là giáo viên tạo ra kế hoạch bài học cá nhân cho mỗi học sinh?

Cá nhân hóa việc học không có nghĩa là viết 30 giáo án khác nhau cho 30 học sinh, mà là trau dồi cho học sinh sự hiểu biết về bản thân với tư cách là người học chủ động và chuyển giao một số công việc cho chính học sinh. Sự minh bạch về kỳ vọng học tập cũng là chìa khóa trong một lớp học theo mô hình phát triển năng lực. Nếu học sinh nhận thức được mục tiêu học tập của mình và những gì chúng cần làm, việc học không còn là điều gì đó quá bí ẩn.

Ví dụ, trong lớp học khoa học, giáo viên có thể chia sẻ mục tiêu học tập khi bắt đầu tiết học mà mỗi học sinh cần hoàn thành, và làm việc với mỗi học sinh để thiết kế công cụ đánh giá cho phép học sinh thể hiện sự thành thạo – cho dù đó là bài kiểm tra viết, bài thuyết trình, bài kiểm tra hoặc một cái gì đó khác.

Làm thế nào để giáo viên hỗ trợ mỗi nhu cầu cá nhân của học sinh?

Để thực sự cá nhân hóa việc học, giáo viên phải có sự hỗ trợ và sự tự do cần thiết để hiểu và hỗ trợ mỗi đứa trẻ một cách toàn diện. Cho dù đó là một học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt hay đến từng một nền văn hóa khác, giáo viên phải có sự linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của học sinh theo cách sáng tạo và phù hợp.

Nhiều giáo viên sử dụng sổ ghi chép thông tin học sinh như một cách để có thể thiết lập mục tiêu và theo dõi sự tiến độ. Các sổ ghi chép cũng có thể bao gồm hồ sơ học sinh nơi học sinh đặt mục tiêu và suy nghĩ về các phương pháp học tập hiệu quả nhất. Tôi có học được các công thức toán học khi sử dụng thẻ ghi chú hoặc làm việc với các bạn cùng lớp không? Tôi có cần phải nỗ lực hết sức mình trong nhiệm vụ này? Sổ ghi chép cũng có thể hỗ trợ văn hóa lớp học khuyến khích tư duy phát triển: tiếp cận các nhiệm vụ và kỹ năng mới như một cơ hội để học hỏi và liên tục phát triển.

Khi cá nhân hóa việc học, có một sự thay đổi lớn, nó trao quyền cho giáo viên hành động và giảm bớt những bất bình đẳng giữa các học sinh.

Chúng tôi đã xây dựng các buổi học ngoài giờ cho những người học cần sự giúp đỡ bổ sung, tuy nhiên, những học sinh đó đã không đến. Điều này khiến cho chúng tôi cảm thấy buồn và hơi thất vọng. Tuy nhiên, sau này chúng tôi mới biết nhiều cha mẹ của những học sinh này là những người lao động nhập cư phải đi làm sau giờ học, những học sinh này phải về nhà để chăm sóc các em. Các buổi học ngoài giờ vì thế không hiệu quả, chính điều này khiến chúng tôi tập trung vào việc học tập ngay trên lớp để tìm ra giải pháp tốt nhất ngay từ đầu.

Việc đánh giá sẽ được tiến hành như thế nào? Làm thế nào giáo viên sẽ xác định được học sinh đạt được mục tiêu hay không?

Mặc dù các đánh giá tổng kết cuối năm vẫn là điều khó thay đổi trong các trường học, giáo viên trong môi trường học tập cá nhân phải thoải mái với các đánh giá học sinh thường xuyên, được liên kết chặt chẽ với sự hỗ trợ cho học sinh. Thay vì xếp hạng, các đánh giá trở thành công cụ giao tiếp thường xuyên cho cả giáo viên và học sinh để điều chỉnh nhịp độ dạy học. Sau khi đánh giá, học sinh cũng có thể lập biểu đồ về sự tiến bộ của riêng mình và đặt mục tiêu học tập cá nhân, xác định những mục tiêu mới và những điểm cần phải cải thiện. Điều này giúp học sinh thực sự sở hữu quá trình học tập.

Tôi đã tập trung vào những gì học sinh thực sự biết, và những gì chúng không biết, và những gì tôi có thể làm để giúp học sinh cản thiện (Brooke Young, giáo viên toán tại trường trung học Marysville Early College, Marysville, Ohio). Cô mô tả một dự án gần đây, học sinh đã chứng minh mức độ hiểu bài về đa thức bậc hai, trong đó thay vì chỉ làm một bài kiểm tra, học sinh đã lựa chọn thể hiện qua một dự án video. Young nhận ra niềm đam mê của học sinh đối với sản xuất video và ứng dụng công nghệ, và mặc dù bản thân cô không có chuyên môn sâu về lĩnh vực này, nhưng cô đã tạo cơ hội để học sinh thể hiện những gì đã học được.

Làm thế nào để học tập cá nhân thay đổi bản chất của phát triển chuyên môn?

Xem xét lại sự phát triển chuyên môn hàng năm để hỗ trợ cho công việc của giáo viên và phát triển các chiến lược cho việc học tập cá nhân hóa là điều rất quan trọng. Hầu hết các giáo viên đều đã được đào tạo về các chiến lược học tập cá nhân nhưng họ vẫn rất hào hứng với những ý tưởng mới được áp dụng trên thực tế. Tư duy phát triển, sẵn sàng chấp nhận thất bại là điều mà giáo viên phải trau dồi trong quá trình tương tác với học sinh. Điều đó có thể thực hiện được bằng sự hỗ trợ từ các lãnh đạo trường học và các cấp quản lý giáo dục.  Giáo viên cần phải cảm thấy rằng họ nhận được sự tin tưởng và hỗ trợ khi thử một chiến thuật giảng dạy mới. Giáo viên cũng cần sẵn sàng đối mặt với những thất bại, coi đó như bài học cho sự phát triển về mặt chuyên môn.

knowledgeworks.org

https://thuviengiangday.com dịch