Dạy học phân hoá là quan điểm giảng dạy nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng học sinh. Nó đòi hỏi giáo viên phải hiểu về các sở thích, cá tính, năng lực và phong cách học tập của người học, để từ đó xây dựng kế hoạch giảng dạy, đánh giá và kiểm tra một cách có chủ đích nhằm phát huy tốt nhất những thế mạnh và nhu cầu đa dạng của học sinh.

Khi giáo viên hiểu rõ về các đối tượng học sinh, chúng ta có thể hỗ trợ chúng tốt hơn trong quá trình học tập. Để làm được điều đó, giáo viên cần có những thông tin đánh giá về người học, bao gồm:

  • Nền tảng tư duy
  • Sở thích, hứng thú
  • Phong cách học tập

Việc tìm hiểu các yếu tố trên cũng giúp học sinh hiểu rõ hơn về bản thân, từ đó có thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn.

  1. Nền tảng nhận thức của học sinh

Hiểu rõ nền tảng nhận thức của học sinh trong quá trình học một nội dung cụ thể là điều rất quan trọng trong quá trình dạy học phân hoá. Ví dụ, một số học sinh có nền tảng nhận thức tốt để làm việc với các phân số phức tạp; những học sinh khác có thể cần thực hành nhiều hơn với các phân số đơn giản trước. Nền tảng nhận thức khác với khả năng học tập. Nếu giáo viên có thể tạo được mối liên hệ giữa nền tảng nhận thức của học sinh với một nội dung mới, nó sẽ giúp việc học tập của học sinh dễ dàng hơn.

Đối với những học sinh có nền tảng nhận thức tốt, giáo viên có thể giới thiệu hướng dẫn học sinh học tập dựa trên nhu cầu của chúng. Đồng thời, giáo viên cũng có thể tạo ra các nhiệm vụ phù hợp hơn với các kỹ năng và hiểu biết về chủ đề của học sinh.

Để xác định nền tảng nhận thức của học sinh trước một khái niệm, giáo viên cần áp dụng các kĩ thuật kiểm tra, đánh giá. Giáo viên có thể tiến đánh giá chuẩn đoán nhanh để xác định mức độ hiểu của học sinh về chủ đề hoặc cũng có thể quan sát học sinh khi chúng động não hay hoàn thành một loạt hoạt động trong bài học. Ngoài ra giáo viên cũng có thể sử dụng các phương pháp khác như đánh giá các sản phẩm học tập hoặc các bài kiểm tra ngắn,…

Chúng ta có thể sử dụng kết quả đánh giá này để tạo ra các nhóm học tập linh hoạt cho phép mỗi học sinh có thể hợp tác dựa trên nền tảng nhận thức của bản thân. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng tất cả các nhiệm vụ đều thú vị, hấp dẫn và tôn trọng tất cả người học.

Một số cách chúng ta có thể phân hoá dựa trên nền tảng nhận thức của học sinh

  • Tốc độ học sinh hoàn thành nhiệm vụ
  • Mức độ phức tạp của nhiệm vụ
  • Mức độ độc lập của học sinh
  • Số lượng cấu trúc tài liệu được cung cấp
  1. Sở thích, hứng thú của học sinh

Việc tìm hiểu về sở thích, hứng thú của học sinh sẽ giúp giáo viên xây dựng các kế hoạch học tập hấp dẫn và có ý nghĩa. Điều này cũng góp phần tạo động lực cho học sinh trong quá trình học tập. Việc học sẽ trở nên ý nghĩa khi nó dựa trên những điều học sinh thích và có liên hệ với những điều mà học sinh đã biết.

Để làm được điều này, giáo viên có thể đặt ra những câu hỏi trước khi hoạt động học tập mới bắt đầu, từ đó phân học sinh thành các nhóm có cùng sở thích. Những câu hỏi nhanh, các mẫu phiếu điều tra về sở thích, hứng thú của học sinh đầu năm học là công cụ hữu ích để giáo viên lựa chọn tài liệu và dự án học tập.

Những cách khác để tìm hiểu về sở thích, hứng thú của sinh viên bao gồm khảo sát, thẻ ra cửa, giới thiệu đối tác, đặt câu hỏi… Một ví dụ về phân hoá theo sở thích là khi dạy về một văn bản, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh nhiều lựa chọn như tóm tắt bằng lời, diễn kịch hoặc tái hiện bằng hình ảnh,…

  1. Phong cách học tập của học sinh

Phong cách học tập mô tả cách chúng ta muốn tiếp thu, xử lý và ghi nhớ thông tin mới. Phong cách học tập bao gồm: các loại hình trí thông minh và thái độ với môi trường xung quanh. Chúng ta thường nghĩ về phong cách học tập theo các giác quan – chúng ta có thể chủ yếu thiên về thị giác, thính giác hoặc động học. Giáo viên có thể chọn các phong cách khác nhau cho các nhiệm vụ khác nhau hoặc có thể chọn sử dụng kết hợp các phong cách.

Phong cách học tập có thể thay đổi theo những bối cảnh khác nhau, vì vậy điều quan trọng là giáo viên không gán ép học sinh theo những phong cách học tập cố định và không duy trì các nhóm học tập trong một thời gian quá dài. Khi học sinh có cơ hội suy nghĩ và nói về những điều kiện giúp chúng học tập tốt nhất, chúng sẽ nhận thức rõ hơn về điểm mạnh và nhu cầu của bản thân. Đồng thời, là cơ sở để giáo viên dễ dàng áp dụng các chiến thuật phân hoá.

Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cũng cần suy nghĩ về cách trình bày thông tin tạo cơ hội học tập cho học sinh. Hãy liên tục thay đổi các trải nghiệm học tập để xem học sinh thiên về phong cách học tập thị giác, thính giác, động học hay sự kết hợp của các phong cách. Bên cạnh đó, giáo viên có thể tìm hiểu các loại hình trí thông minh dựa trên thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner và Robert Sternberg (2001) để có thể nhận ra các phong cách học tập đa dạng của học sinh.

Cảm quan với môi trường liên quan đến các điều kiện trong đó học sinh học tốt nhất. Một số học sinh thích im lặng khi làm việc; trong khi những học sinh khác thích âm thanh sôi động. Một số thích một môi trường có lộng lẫy, ánh sáng rực rỡ; một số thích một góc bình thường với ánh sáng dịu.

Các yếu tố khác của phong cách học tập khác: Phong cách cũng có thể bị ảnh hưởng bởi giới tính hoặc văn hóa. Chính vì vậy, điều quan trọng là cần hiểu rõ về học sinh để tạo ra một lớp học đủ linh hoạt khiến học sinh có thể học tập hiệu quả nhất theo các phong cách học tập.

Dạy học phân hoá phụ thuộc vào việc liên tục đánh giá, liên tục thu thập thông tin về học sinh bao hồm nền tảng nhận thức, sở thích, hứng thú và phong cách học tập của học sinh. Giáo viên cần sử dụng những thông tin này để phân hoá học sinh trong các nhóm. Những thông tin chính xác, kịp thời và đáng tin cậy về những gì học sinh đã biết và những điều chúng có thể làm, những điều kiện tối ưu thúc đẩy và hỗ trợ việc học… sẽ giúp giáo viên điều chỉnh quá trình dạy và học để giúp học sinh học tập hiệu quả.

Táo Giáo Dục

Tham khảo bộ tài liệu:

1.  HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Ý TƯỞNG VÀ CÔNG CỤ

2. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC: LÝ THUYẾT ĐẾN CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *