Đã qua rồi cái thời học chỉ đơn giản là đọc tài liệu văn bản. Với các trò chơi tương tác và các tiện ích thời thượng, việc học không chỉ trở nên dễ dàng mà còn có tính tương tác và thú vị!
Bên cạnh các chuyến tham quan thực tế, thực địa và các phương pháp mở rộng lớp học khác, mô hình học tập qua trò chơi đã trở thành một trong những phương pháp dạy học phổ biến nhất trong những năm gần đây. Lý do rất dễ hiểu. Nghiên cứu cho thấy mô hình học tập qua trò chơi mang lại lợi thế bằng cách thu hút, cung cấp cho người học phản hồi ngay lập tức và cho phép chúng dễ dàng vận dụng việc học vào môi trường thực tế. Vậy làm thế nào để bạn tiến hành mô hình học tập qua trò chơi trong lớp học của bạn? Có một số điều bạn phải xem xét. Trước tiên, bạn cần suy nghĩ như một người chơi và học cách áp dụng các nguyên tắc trò chơi vào bối cảnh học tập.
Dưới đây là năm lời khuyên để bắt đầu đưa mô hình học tập dựa trên trò chơi vào lớp học của bạn một cách thành công!
1. Chọn đúng trò chơi
Có nhiều loại trò chơi khác nhau, từ giải đố, phiêu lưu đến board game. Trước khi tiến hành, bạn buộc phải phân tích chúng và lựa chọn một loại hình phù hợp nhất. Điều này sẽ phụ thuộc vào kịch bản và kết quả học tập.
Kiểu giải đố có thể phù hợp nếu bạn đang cố gắng hình thành các kỹ năng giải quyết vấn đề. Chúng cũng thực hiện tốt vai trò “phá băng” trong các giờ học! Dưới đây là một số ví dụ để thử. Một trò chơi giải đố có thể hữu ích nếu bạn muốn xem có bao nhiêu học sinh đã hiểu bài sau một buổi học. Quizizz hoặc Kahoot! là những nguồn tốt để tạo đánh giá dựa trên trò chơi. Ngoài ra còn có các trò chơi mô phỏng giúp học sinh học một kỹ năng hoặc trải nghiệm những điều mà chúng chưa chắc làm được trong cuộc sống thực. Ví dụ, nếu bạn đang dạy một lớp Sinh học, học sinh có thể thực hành giải phẫu động vật để tìm hiểu về cách cơ thể các động vật đó hoạt động. Bạn thậm chí có thể tìm thấy các trò chơi giúp học sinh phát triển kỹ năng mã hóa!
2. Học tập tích hợp với các tình huống trong thế giới thực
Chọn một trò chơi tái tạo các tình huống trong thế giới thực cho người chơi sẽ giúp chúng tận dụng tối đa việc học. Điều này cũng mang lại cho người chơi sự củng cố tích cực khi chúng nhận thấy các kỹ năng hoặc kiến thức giải quyết vấn đề của mình có thể dẫn đến sự cải thiện kết quả như thế nào. Người chơi thấy cách kết nối trò chơi với đời thực và sử dụng các chiến thuật tương tự để thành công. Do đó, nó trở thành một hành vi lặp đi lặp lại có thể được vận dụng vào môi trường làm việc của chúng.
3. Trao quyền cho người chơi
Như với bất kỳ trò chơi nào, trong mô hình học tập qua trò chơi, học sinh nên biết quá trình hành động và hậu quả của hành động. Điều này giúp chúng đưa ra quyết định sáng suốt. Học sinh có thể học hỏi từ những sai lầm của bản thân và củng cố dựa trên thành công của chúng. Không có điều khoản này, người chơi sẽ bị loại và ít có khả năng chơi tiếp. Cung cấp điều khoản cho người chơi cũng khuyến khích chúng nắm bắt cơ hội và được trao quyền trong các khía cạnh khác của việc học. Học sinh sẽ học cách đặt câu hỏi, thử, thất bại và thử lại.
4. Hãy để học sinh là một phần của trò chơi
Để tối đa hóa kết quả, người chơi nên trở thành một phần của trò chơi thay vì chỉ là người điều khiển các nhân vật. Điều này không chỉ cải thiện trải nghiệm, mà còn cải thiện kết quả. Ví dụ: bạn có thể để người chơi trở thành nhà sản xuất trò chơi. Điều này giúp chúng hiểu cách vận hành trò chơi và trao quyền cho chúng bằng chính khả năng sáng tạo nội dung của chúng. Có một số tài nguyên mà bạn có thể sử dụng với học sinh để giúp chúng tạo ra các trò chơi của riêng mình.
5. Định hướng mô hình học tập qua trò chơi
Trò chơi phải có tính thách thức, nhưng không nên khó đến mức làm nản lòng người học. Khi bắt đầu trò chơi, hãy để người chơi làm quen với môi trường. Khi học sinh đã quen, hãy tăng mức độ thử thách. Nếu người chơi không đối mặt với bất kỳ thử thách nào, chúng sẽ không tham gia và kết quả là sẽ mất hứng thú. Tuy nhiên, đừng đánh giá thấp khả năng của học sinh. Một trong những lợi thế lớn nhất của mô hình học tập dựa trên trò chơi là nó dễ dàng được thiết kế cho các cấp độ khác nhau. Hãy chắc chắn cung cấp một số thách thức thực sự cho những người chơi giỏi nhất.
Táo Giáo Dục
Tham khảo bộ tài liệu:
1. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Ý TƯỞNG VÀ CÔNG CỤ
2. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC: LÝ THUYẾT ĐẾN CÁC BƯỚC THỰC HIỆN