Các vấn đề về hành vi của học sinh không phải lúc nào cũng là thái độ hay ý thức của người học. Nhiều lần vấn đề về hành vi của học sinh trong lớp học xảy ra do sự nhàm chán. Khi học sinh cảm thấy chán trong lớp, tâm trí của họ bắt đầu đi lang thang và họ bắt đầu nghĩ, “Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi …” Sau đó, sự gián đoạn nhỏ bắt đầu. Sự gián đoạn nhỏ và biến thành những sự gián đoạn lớn. Kịch bản đó có thể tiếp tục và mãi mãi cho đến khi mọi thứ vượt ngoài tầm kiểm soát. Vậy giáo viên có thể làm gì với loại hành vi đó?

Lôi cuốn học sinh học sinh tham gia và tham gia vào các hoạt động là giải pháp tốt nhất. Khi học sinh cảm thấy hào hứng với việc học của bản thân, chúng thấy được khuyến khích và tập trung chú ý hơn trong lớp học. Giáo viên cũng cảm thấy phấn khích vì học sinh thực sự đang chú ý. Các học sinh lại cảm nhận hứng thú của giáo viên và nhận được nhiều động lực trong lớp học. Những ảnh hưởng tích cực tiếp tục được phát triển và lan tỏa. Việc lôi cuốn và duy trì sự tham gia của học sinh không phải lúc nào cũng dễ dàng. Dưới đây là một số mẹo và ý tưởng hữu ích dành cho giáo viên:

Giấy và bút chì không phải là các hoạt động hấp dẫn. Nó có làm cho học sinh bận rộn không? Có. Nhưng nó có tạo động lực cho học sinh không? Không. Đọc thật to sách giáo khoa và sau đó trả lời các câu hỏi ở phần cuối không phải là một hoạt động hấp dẫn. Liệu học sinh có tham gia nó trong cả tiết học? Có! Nó có tạo động lực và hứng thú với học sinh không? Không. Mặc dù những hoạt động này có khả năng đánh lừa vì thoạt nhìn như thể giáo viên đang lôi cuốn học sinh tham gia, nhưng thực tế thì không. Trên thực tế, giáo viên có thể đạt được cùng một mục tiêu với các hoạt động khác nhau.

Các hoạt động có khả năng lôi cuốn và thu hút học sinh là những hoạt động mà học sinh phải vận dụng thông tin, phải vận động về thể chất và tinh thần. Học sinh cần phải di chuyển, làm việc theo nhóm, và tự khám phá thông tin. Đọc, ghi chép, nghe một bài giảng hoặc ghi chép các từ vựng đều là các hoạt động học thụ động. Bạn muốn giúp học sinh tích cực suy nghĩ và di chuyển. Làm thế nào bạn có thể đạt được điều đó? Bạn cần phải bắt đầu phải thoát ra khỏi những khuôn khổ hoặc các định kiến thói quen trước kia.

Bạn có quá nhiều bài tập trong chương trình học bắt buộc phải hoàn thiện? Làm thế nào có thể học sinh của bạn đạt được cùng mục tiêu một cách hấp dẫn hơn? Chia học sinh thành các nhóm và cho mỗi nhóm các câu hỏi khác nhau. Nhóm phải trả lời các câu hỏi, tạo ra poster minh hoạ cho câu trả lời, và sau đó trình bày thông tin cho lớp. Học sinh có thể sử dụng các thiết kế đồ hoạ như web, sơ đồ Venn, hoặc biểu đồ chữ T để trình bày thông tin. Học sinh cũng có thể tạo ra một vần, bài thơ, hoặc bài hát để nhớ thông tin.

Bạn tất nhiều mốc thời gian mà học sinh phải nhớ? Hãy nhập thông tin và cắt nó thành các tấm thẻ. Cho mỗi cặp hoặc nhóm học sinh một phong bì có tấm thẻ. Cho họ làm việc cùng nhau để đưa các sự kiện theo thứ tự. Kỹ thuật đó cũng có thể làm việc với các bước của một bài toán hoặc thí nghiệm khoa học. Cho học sinh dán các tấm thẻ lên bảng hoặc một tờ A0.

Yêu cầu học sinh kể lại một phần của sách giáo khoa như một câu chuyện ngắn hoặc kể lại nó nó từ quan điểm của một trong những yếu tố hoặc người tham gia. Hoặc sử dụng một câu chuyện vòng-robin. Chia học sinh thành các nhóm. Chỉ định mỗi nhóm một phần trong chương này. Một học sinh bắt đầu viết “nội dung đã được kể lại”. Sau một hoặc hai phút, học sinh đó chuyển giấy cho học sinh tiếp theo tiếp tục câu chuyện. Tiếp tục chuyển giấy xung quanh nhóm cho đến khi toàn bộ câu chuyện được kể lại một cách hoàn chỉnh. Hãy đặt đồng hồ đếm thời gian để giúp mọi người có thể theo dõi.

Tạo cơ hội cho học sinh thể hiện thông tin. Khi học sinh đọc một cuốn tiểu thuyết hoặc một phần trong sách giáo khoa, cho học sinh vẽ các bức tranh minh hoạ khái niệm hoặc các sự kiện và treo các bức tranh. Tạo một chuỗi thông tin trên bảng của lớp học. Yêu cầu mỗi học sinh viết một nội dung trên một tấm thẻ. Yêu cầu học sinh xếp hàng lớp ở phía trước phòng. Mời học sinh đầu tiên đọc tấm thẻ của mình, và gấp nó lại treo lên bảng sau đó dùng gạch nối liên kết. Sau đó mời học sinh khác đọc một sự kiện và gắn kết nó với chuỗi. Tiếp tục cho đến khi tất cả học sinh đều được trình bày.

Cung cấp cho học sinh “gợi ý” để tìm các vật dụng trong lớp học có liên quan đến chủ đề bài học. Thu hút học sinh trong một “vai trò thợ săn”. Khi họ tìm thấy một đồ vật, họ phải giải thích lý do tại sao nó nằm trong bài học. Mời học sinh đi du lịch quanh lớp học. Đặt xung quanh các dấu hiệu dừng học đường hoặc lớp học có chứa một hoạt động hoặc đọc đoạn văn. Học sinh phải “đi du lịch” đến từng nơi và hoàn thành hoạt động. Cung cấp cho sinh viên một “hộ chiếu” phải được đóng dấu tại mỗi điểm dừng trong chuyến đi.

Khuyến khích sinh viên tạo ra các mô hình, hiện vật từ nội dung đang học, hoặc tạo ra một bài diễn văn như là một nhân vật lịch sử nổi tiếng hoặc một nhân vật trong cuốn tiểu thuyết. Cung cấp cho học sinh cơ hội thực hành ví dự 5 cộng với 3 hoặc 10 chia cho 5. Tạo ra các trung tâm cho sinh viên đến nhờ tư vấn hoặc để hoàn thành một hoạt động đáp ứng một trong những mục tiêu học tập của giáo viên.

Những hoạt động này giúp học sinh di chuyển cả về thể chất và tinh thần. Khi kết thúc giờ học, giáo viên sẽ nghe thấy từ của học sinh như “Đã đến lúc phải đi rồi ạ?” và “Con vẫn chưa kết thúc.” Những tiếng phàn nàn đó là loại âm nhạc mà chúng ta muốn nghe nhất. Việc tạo ra những hoạt động này và lập kế hoạch cho nó không phải là dễ dàng. Giáo viên phải cung cấp chỉ dẫn và bạn phải thường xuyên theo dõi và hướng dẫn học sinh làm việc. Chúng ta cũng không kì vọng là có sản phẩm hoàn hảo ngay từ đầu. Đồng thời giáo viên cũng phải nhấn mạnh tầm quan trọng của suy ngẫm về thế mạnh của từng cá nhân. Nhưng khi bạn bắt đầu thấy sự hứng thú hiện nơi ánh mặt học sinh bạn sẽ biết rằng bạn đang đi đúng hướng!

Nguyễn Hữu Long dịch

(Nguồn: www.educationworld.com/a_curr/columnists/mcdonald/mcdonald007.shtml)