Hiện nay sách giáo khoa mới đã được các nhà xuất bản công bố, các trường học và giáo viên bắt đầu quá trình đọc và lựa chọn những bộ sách giáo khoa phù hợp với địa phương của mình.
Để giúp các thầy cô giáo và ban giám hiệu nhà trường có thêm các tiêu chí trong việc lựa chọn sách, chúng tôi đã biên soạn và đưa ra bảng “Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa” để mọi người có thể tham khảo.

TIÊU CHÍ LỰA CHỌN SÁCH GIÁO KHOA

(mang tính tham khảo)

Tên sách :
Môn:  Lớp:
Nhà xuất bản :  Năm xuất bản:

Lưu ý: Các tiêu chí sau đây dựa trên các điểm chính trong bản Hướng dẫn các nguyên tắc kiểm định chất lượng Sách giáo khoa năm 2016 đã được đưa lên trang web Thông tin Sách giáo khoa của Viện Phát triển Chương trình tại http://www.edb.gov.hk/ Giáo viên có thể điều chỉnh các tiêu chí cho phù hợp.

Nhận xét
Nội dung
1. Sự phù hợp / Sự tương thích với mục tiêu của chương trình tổng thể được ban hành năm 2018
2.  Nội dung sách giáo khoa đáp ứng được yêu cầu của khung chương trình (không bị phụ thuộc vào các tài liệu bổ sung hoặc việc dạy thêm, học thêm)
3.  Các sự kiện, thông tin, dữ kiện chính xác và phù hợp
4.  Các khái nhiệm có sự chính xác, mở rộng và phát triển
5.  Cân bằng giữa độ sâu và độ rộng của kiến thức, kĩ năng
6.  Thử thách người học
7.  Thể hiện được sự tiếp nối và chuyển giao giữa các lớp học và các cấp học
8.  Thể hiện nhiều quan điểm, cách nhìn, cách tiếp cận
9.  Hạn chế tính định kiến và sự phân biệt đối xử (dân tộc, chủng tộc, vùng miền)
10.  Các tài liệu tham khảo được gợi ý để tạo điều kiện củng cố và giúp học sinh tự định hướng quá trình học tập
 Quá trình dạy và học
11.  Phát triển các kĩ năng/năng lực nền tảng
12.  Phát triển các năng lực nhận thức ở các cấp độ khác nhau, đặc biệt là các năng lực tư duy bậc cao.
13.  Thúc đẩy các thái độ và giá trị sống tích cực
14.  Phù hợp với sự đa dạng của đối tượng người học
15.  Bao gồm các hoạt động học tập cần thiết để giúp người học đạt được mục tiêu học tập.
16.  Hướng dẫn học sinh đào sâu/thực hành/áp dụng kiến thức mới
17.  Tạo động lực học tập cho học sinh
18.  Các hướng dẫn chi tiết và cụ thể
19.  Các hoạt động học tập đa dạng và có tính mục đích
20.  Có bao gồm các hoạt động hướng dẫn việc đánh giá trong quá trình học tập và đánh giá chất lượng của quá trình học tập.
 Cấu trúc và tổ chức của sách
21.  Các đơn vị kiến thức được tổ chức một cách logic
22.  Sử dụng các bảng biểu, hình ảnh minh họa, tiêu đề/ tiêu đề mục/cấu trúc dàn ý bài học
23.  Sử dụng một cách phù hợp phần giới thiệu, dẫn nhập, tổng kết và hướng dẫn  dành cho học sinh để hướng dẫn quá trình học tập.
 Ngôn ngữ
24.  Chất lượng của văn bản/bài viết trong sách về phương diện độ khó của thuật ngữ và cấu trúc giúp hỗ trợ cho học sinh đọc độc lập và hiểu ý nghĩa.
25.  Diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu
26.  Tạo cơ hội cho học sinh được phát triển năng lực ngôn ngữ, diễn đạt thông qua môn học.
27.  Ngôn ngữ diễn đạt hấp dẫn, thú vị
28.  Ngôn ngữ được sử dụng chính xác
29.  Cung cấp các phương tiện để hiểu và sử dụng các thuật ngữ và cách diễn đạt mang đặc thù của bộ môn.
 Bố cục, hình thức của sách
30.  Bố cục hợp lý và nhất quán với việc sử dụng các khoảng không gian và căn lề thích hợp để dễ đọc
31.  Hình minh họa giúp hướng dẫn quá trình học tập
32.  Việc chia tách thành các chương, bài, mục hợp lý và logic
33.  Thiết kế cho phép sách giáo khoa có thể được sử dụng lại
34.  Cỡ chữ, phông chữ phù hợp
Giá bán của sách
Các tiêu chí khác (ghi chi tiết và cụ thể:________________________________)
Kết luận, nhận xét

 

 

 

 

Download bản PDF tại đây:

https://thuviengiangday.com

(Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Đào tạo và hỗ trợ Giáo viên – https://thuviengiangday.com, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *