Trong những năm gần đây ở các trường học phương Tây, thiền đã được đưa vào thực hành và trở thành một phần trong các hoạt động học tập. Nhìn từ góc độ tâm lý thiền và sự tỉnh thức là một phương pháp học tập hiệu quả. Nó giúp trẻ tập trung chú ý, giảm căng thẳng trầm cảm, tăng hiệu suất hoạt động của não bộ.
Dưới đây là một số các hoạt động và kĩ thuật mà giáo viên có thể sử dụng nhằm tập trung chú ý ở học sinh, đưa trẻ về với sự an toàn, tĩnh lặng giúp trẻ huy động tối đa năng lực tư duy và tưởng tượng.
- Giải lao và sự tỉnh thức (chánh niệm)
Trong các lớp học ở tiểu học, mấy học sinh lớp 3 và 4 giáo viên có thể cho học sinh nhắm mắt và lắng nghe bản nhạc dưới đây. Đồng thời nhắc nhở học sinh về sự tĩnh lặng, cảm giác an toàn và cầu mong những điều tốt đẹp cho những người xung quanh.
- Chiếc hộp chánh niệm
Giáo viên có thể sử dụng chiếc lọ thủy tinh, trong đó có đổ nước và một số hạt vòng. Khi chiếc hộp ở trạng thái tĩnh lặng yêu cầu học sinh hãy miêu tả về chiếc lọ với sự trong suốt, rõ ràng. Sau đó hãy lắc chiếc lọ mạnh dần làm cho các vật thể bên trong trở nên hỗn loạn, yêu cầu học sinh quan sát và miêu tả những gì mà con nhìn thấy.
Giáo viên so sánh 2 trạng thái của chiếc lọ và nói với học sinh. Chiếc lọ thủy tinh giống như cái đầu của chúng ta. Các vật thể bên trong giống như bộ não. Khi chiếc lọ đứng yên chúng ta cảm thấy mọi thứ rõ ràng, an toàn và tĩnh lặng. Khi chiếc hộp xao động cũng giống như tâm trí của chúng ta bị hỗn loạn bởi suy nghĩ, những lo lắng muộn phiền. Các con muốn tâm trí của mình ở trạng thái nào
3. Thở bằng bụng cùng Elmo
Giáo viên có thể cho học sinh xem một đoạn video trong đó ElMO đã mang đến cho chúng ta cách để thở sâu, lấy lại sự bình tĩnh khi chúng ta buồn phiền, lo lắng hay tức giận.
4. Sử dụng đoạn phim Kungfu panda
Kungfu panda có thể giúp cho trẻ hiểu được một cách đơn giản về tầm quan trọng của sự tỉnh thức – sống trong hiện tại, tại giây phút này với tấm lòng nhân hậu và sự yêu thương. Trong đoạn phim Panda đã học một bài học từ cụ rùa uyên bác. Hầu hết mọi căng thẳng buồn phiền lo âu đều đến từ những điều mà chúng ta không có hơn là những gì mà chúng ta có. Ngày hôm qua là lịch sử, ngày mai là những điều bí ẩn, giây phút hiện tại mới thực sự là món quà. Vì vậy mà hiện tại trong tiếng anh được viết là present.
5. Sử dụng âm thanh của tiếng chuông để đánh thức sự chánh niệm
Giữa không gian của lớp học, giáo viên có thể rung lên những tiếng chuông. Khi tiếng chuông nâng lên cũng là lúc chúng ta quên đi tất cả mọi thứ xung quanh trong sự tĩnh lặng của hiện tại. Chúng ta có thể tập cho học sinh cách nhắm mắt, thở sâu, tĩnh lặng khi nghe thấy âm thanh của tiếng chuông.
6. Những kĩ năng của tư duy tỉnh thức
Mỗi ngày giáo viên hãy chọn một tư duy và giúp trẻ luyện tập điều đó. Đôi khi giáo viên có thể dành thời gian của tiết học để dạy trẻ về một kĩ năng cụ thể.
7. Suy nghĩ về những đồ ăn hàng ngày
Vào giờ ăn trưa hoặc đôi khi yêu cầu trẻ dừng lại trong khoảnh khắc suy nghĩ về những đồ ăn hàng ngày. Giúp trẻ hình dung về hương vị màu sắc và quá trình chế biến ra món ăn. Hướng dẫn trẻ ăn chậm, nhai kĩ cố gắng để cảm nhận vị ngon của thức ăn.
8. Điều ước mỗi sớm mai
Vào buổi sớm sớm mai khi bắt đầu một ngày học, giáo viên có thể yêu cầu học sinh đứng theo vòng tròn, nhắm mắt và chuẩn bị một chiếc bút cùng một mảnh giấy. Chúng ta viết một tờ note để gửi đến một người đặc biệt trong cuộc sống của chúng ta, nó có thể là một người bạn trong lớp hoặc là người thân trong gia đình. Yêu cầu học sinh hãy viết những lời chúc dành cho những người mình yêu thương. Chúng ta có gắng để những lời chúc ở sâu trong não và cố gắng mẫu mực bằng tinh thần để gửi đến những người ta muốn gửi.
9. Thực hành chánh niệm bằng việc kiểm soát hơi thở
Giáo viên có thể cho học sinh chọn một vị trí thoải mái, một tư thế ngồi không bị bó buộc. Sau đó yêu cầu học sinh nhắm mắt thực hiện thiện định. Cố gắng kiểm soát hơi thở và kiểm soát những suy nghĩ:
Hít vào tôi thấy mình như một bông hoa
Thở ra tôi thấy mình nhẹ nhàng và thanh thản
Hít vào tôi thấy mình vững vàng như trái núi
Thở ra tôi thấy mình như đất bằng, không gì có thể di chuyển
Hít vào, tôi thấy mình như bầu trời xanh, không gian thật bao la và rộng lớn
Thở ra tôi thấy mình tự do và nhẹ nhàng
Hít vào tôi thấy mình như giọt nước trong trẻo tinh khiết
Thở ra tôi thấy rõ chính mình và xung quanh
Việc thực hiện thiền định thường xuyên có tác dụng lớn đối với trẻ nhất là trẻ ở lứa tuổi tiểu học khi các con có nhu cầu vận động lớn, khả năng tập trung tư duy và tưởng tượng bị hạn chế. Việc thực hành này vô cùng dễ dàng đòi hỏi phải luyện tập thường xuyên. Điều căn bản nhất là giáo viên phải cho học sinh thấy được sự kì vọng và học sinh có được niềm tin nơi giáo viên đồng thời thực hiện đúng theo những gì mà giáo viên hướng dẫn.
Nguyễn Hữu Long dịch
(Nguồn: http://meditationandmindfulnessforchildren.blogspot.com/p/mindful-activities.html)