1. NGƯỜI ĐẠI DIỆN

- Học sinh làm việc theo nhóm 4. Trong mỗi nhóm, một người sẽ được chọn làm người đại diện.
- Các học sinh đại diện rời lớp học để đi tìm những ví dụ minh họa . Việc này có thể thực hiện dưới sự hướng dẫn của những học sinh khác hoặc những học sinh có trình độ cao hơn( ví dụ một học sinh trình độ 3 sẽ hướng dẫn cho nhóm đại diện có trình độ 2). Hoặc bạn có thể chuẩn bị một đoạn video hoặc 1 file Power Point để trình chiếu những ví dụ đó.
- Trong lúc đó, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh ở lại lớp những lí thuyết liên quan tới những ví dụ đó.
- Trong khi đọc những minh họa đó, người đại diện cần ghi chép lại để có thể nhắc lại và giải thích một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất với các bạn ở lớp. Các em sẽ cần nhìn lại hình minh họa đó một vài lần và vài phút để chuẩn bị cho việc miêu tả và giải thích.
- Người đại diện sẽ quay lại lớp học. Trong lúc đó, cần phải đảm bảo rằng việc học lý thuyết cũng đã hoàn thành. Các học sinh đại diện sẽ nêu lại ví dụ minh họa đó và nếu cần thiết thì sẽ giải thích cặn kẽ từng bước, từng chi tiết một.
- Học sinh có thể làm chủ kiến thức của mình nhờ việc lắng nghe lời giải thích và miêu tả lại của những học sinh đại diện.
- Giáo viên sẽ kiểm tra lại mức độ hiểu bài và nắm bài của học sinh. Việc này có thể thực hiện bằng một bài kiểm tra thông thường, hoặc giáo viên có thể chỉ định từng em một giải thích lại lý thuyết và các ví dụ minh họa.
* Lưu ý
Để có thể tối đa hóa hiệu quả của phương pháp này, bạn cần đảm bảo sự chủ động của học sinh trong suốt quá trình học.
* Mục đích
Làm việc cá nhân, Làm việc nhóm
Kĩ năng nói, kĩ năng nghe, Kĩ năng viết
Kĩ năng quan sát
Kĩ năng tư duy độc lập
Sự độc lập, tương trợ
Cách làm việc hiệu quả
*Hiệu quả của phương pháp này
– Hoạt động này giúp tăng cường kĩ năng làm việc nhóm.
– Hoạt động này giúp học sinh có thể tự chủ quan hóa việc dạy học. Nếu được thực hiện đúng, hoạt động này còn giúp học sinh ý thức hơn và độc lập hơn.
– Việc yêu cầu học sinh có tính trách nhiệm cao trong hoạt động này sẽ tạo nên một số vấn đề mà nhiều giáo viên sẽ gặp phải. Điển hình là việc học sinh sẽ không thể duy trì lâu sự thích thú của mình khi phải bị động xem những ví dụ minh họa.
2. XẾP HÌNH

* Cách làm
- Học sinh tự làm việc hoặc làm việc theo cặpđể sắp xếp lại một cách logic nhất những tài liệu đã bị chia thành nhiều mảnh riêng biệt. Việc chọn lọc và phân loại nên được tiến hành cẩn thận.
- Biến thể đơn giản nhất của hoạt động xếp hình là sắp xếp theo đúng thứ tự. Việc có đủ những dữ kiện để có thể xếp những mẩu thông tin riêng biệt theo thứ tự đúng là vô cùng quan trọng. Thứ tự có thể được sắp xếp theo trình tự thời gian( ví dụ: trục thời gian), hoặc có thể theo những bước tuần tự trong một thí nghiệm, theo trình tự những sự kiện xảy ra trong 1 câu chuyện, theo logic của một công thức toán học, hoặc theo trình tự lũy tiến.
- Tài liệu cần sắp xếp lại có thể theo dạng đoạn văn, hình ảnh, kí hiệu hoặc tổ hợp.
* Nguyên liệu
Các tài liệu- Đoạn văn, sơ đồ, tranh ảnh( số lượng đủ cho các nhóm) được cắt ra thành từng miếng xếp hình.
3. LƯNG CHẠM LƯNG
* Tiến trình thực hiện
- Học sinh ngồi quay lưng lại với nhau theo từng cặp. Lưng ghế nên đặt chạm nhau để các em có thể nghe rõ tiếng nói của nhau. Từng cặp tự quyết định ai là A và ai là B.
- Bạn A sẽ được đưa cho 1 đồ vật. Bạn A luôn phải cầm đồ vật đó gần trước ngực. Bạn B sẽ nhận được 1 tờ giấy trắng và 1 chiếc bút chì.
- Bạn A sẽ miêu tả đồ vật đó còn bạn B thì vẽ theo, cố gắng tạo nên một bản sao so với đô vật, đúng cả về hình dạng lẫn kích thước. Việc cuối cùng cần làm là gọi tên đồ vật đó. Tuyệt đối không nhìn trộm. Người miêu tả không được phép dùng ngón tay của mình để vẽ lại đồ vật đó trên không trung.
- Bài tập này cần rất nhiều sự phối hợp ăn ý. Bạn B không bị giới hạn số lượng câu hỏi được hỏi và nhiệm vụ của A là trợ giúp một cách nhiệt tình.
- Khi hết thời gian, các đôi sẽ so sánh vật mẫu và bản vẽ của mình.
- Đôi đó tráo nhiệm vụ cho nhau, đổi vật mẫu và A vẽ, B miêu tả.
* Nguyên liệu
Giấy A4
Vật mẫu
Bút chì
* Hiệu quả của phương pháp:
- Việc tập trung cao độ và tư duy ngôn ngữ trong quá trình hoạt động sẽ khiến việc học trở nên thú vị hơn.
- Kĩ năng nghe và nói được hoàn thiện – đây là 2 yếu tố quan trọng trong việc học tập độc lập hiệu quả.
- Kĩ năng quan sát được nâng cao.
- Thúc đẩy khả năng phối hợp và tương trợ nhau.
4. ĐÁNH BẠI GIÁO VIÊN

* Tiến trình thực hiện
- Giải thích với học sinh rằng bạn sẽ miêu tả lại một quy trình, đọc một đoạn văn, viết một đoạn văn lên bảng, mô tả một hoạt động thực hành, diễn tả một khái niệm, tính một phép toán, vẽ một sơ đồ trên bảng,… và bạn sẽ mắc một số lỗi sai.
- Nhiệm vụ của mỗi học sinh là hoạt động độc lập, tìm ra những lỗi sai đó và ghi chép lại.
- Sau khi giáo viên đã kết thúc hoạt động của mình, học sinh sẽ bắt cặp với nhau và trao đổi về ghi chép của mình. Cuối cùng cả 2 sẽ thống nhất bản ghi chép chính thức.
- Giáo viên sẽ đi khắp lớp, thảo luộn với các đôi để làm rõ được những lỗi sai đó.
- Cuối cùng, bài chữa những lỗi sai của giáo viên sẽ được cả lớp báo cáo lại.
* Nguyên liệu
Bảng trắng, bảng thông minh hoặc bảng giấy.
* Hiệu quả của phương pháp:
- Tất cả học sinh đều phải tập trung và tư duy liên tục.
- Đảm bảo việc hiểu bài của học sinh bằng việc so sánh giữa điều học sinh được nghe và nhìn thấy với kiến thức trong đầu.
- Việc học sinh có thể tự nhận ra những lỗ hổng kiến thức của mình mang lại những giá trị quý giá.
- Mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên sẽ trở nên gần gũi hơn.
5. DI CHUYỂN QUANH LỚP

* Tiến trình thực hiện
- Học sinh hoàn thành những nhiệm vụ được giao theo bất kì thứ tự nào tùy thích trong một khoảng thời gian được giao.
- Thiết kế một số nhiệm vụ thích hợp với nội dung bài học. Việc bao gồm nhiều phương pháp học khác nhau sẽ thúc đẩy hiệu quả tốt hơn.
- Đặt những nhiệm vụ ở những nơi khác nhau( trên bàn) trong lớp học. Nếu cơ sở vật chất cho phép, việc có thêm những đoạn băng về việc thu thập thông tin cũng rất cần thiết( bạn có thể sử dụng chiếc TV được đặt ở góc phòng), hoặc nghe những đoạn băng, đoạn cassette, đọc một số đoạn văn, viết, vẽ sơ đồ, những hoạt động mà sử dụng xúc giác khác.
- Giáo viên sẽ giải thích hiệu quả của phương pháp học này với học sinh. Kết thúc hoạt động, học sinh sẽ tiến hành việc đánh giá kết quả.
- Học sinh bắt đầu xử lí những nhiệm vụ khác nhau. Giáo viên sẽ di chuyển quanh lớp học để đặt thêm những câu hỏi nâng cao và mở rộng cho học sinh.
- Kết thúc hoạt động, giáo viên sẽ củng cố lại nội dung bài học dựa trên những kiến thức và sự hiểu bài mà học sinh đã tiếp thu được. Sau đó sẽ đến phần đánh giá bài học.
* Nguyên liệu:
– Các hoạt động, nhiệm vụ và nguyên liệu cần thiết.
– Bảng đánh giá hiệu quả đối với mỗi nhiệm vụ.
– Bảng tổng kết đánh giá cuối bài.
* Hiệu quả của phương pháp:
- Nâng cao kĩ năng làm việc độc lập, đồng thời giáo dục cho học sinh tính kỉ luật, quản lí thời gian, linh hoạt trong xử lí tình huống đa dạng.
- Học sinh có cơ hội được thực hành nhiều phương pháp học tập khác nhau.
- Phương pháp này có tính phân loại rất cao. Mỗi học sinh đều có cơ hội để nâng cao mình nhưng vẫn trong tầm với.
– Nguyễn Hữu Long dịch –