BIẾN ĐỔI

* Thực hiện

  1. Học sinh sẽ chọn một bài tập đã được trình bày theo 1 cách nhất định sau đó biến đổi thành dạng khác.
  2. Ví dụ mẫu:

– Hãy biến đổi đoạn văn này thành sơ đồ tư duy.

– Hãy biến đổi đoạn văn này thành một biểu đồ dòng quá trình.

– Hãy biến đổi đoạn văn này thành một bảng sự kiện.

– Hãy biến đổi đoạn văn này thành một biểu đồ.

– Hãy biến đổi đoạn văn này thành một bản tóm tắt gồm những từ khóa.

– Hãy biến đổi đoạn văn này thành một biểu đồ Venn.

– Hãy biến đổi đoạn văn này thành một đồ thị.

– Hãy biến đổi đoạn văn này thành những gạch đầu dòng.

– Hãy biển đổi những sơ đồ tư duy, biểu đồ dòng quá trình, bảng sự kiện, biểu đồ, đồ thị và gạch đầu dòng thành đoạn văn.

* Hiệu quả của phương pháp

  • Học sinh chỉ có thể biến đổi một bài tập khi thực sự hiểu nó. Vì vậy phương pháp này đảm bảo việc hiểu sâu kiến thức.
  • Nếu học sinh gặp khó khăn trong việc biến đổi, điều đó có nghĩa là những điều mà học sinh chưa hiểu hoặc những khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức đã được phát hiện. Trong những trường hợp đó, cần có những thông tin chi tiết và bài tập bổ sung cho học sinh.
  • Phương pháp hoàn thiện khả năng làm việc độc lập và kĩ năng ôn tập bài học cho học sinh.

 

SỰ PHÂN CÔNG

* Thực hiện

  1. Giáo viên sẽ tạo những góc học tập khác nhau trong lớp học bao gồm: tranh học phích để học sinh quan sát, các thí nghiệm để thực hành, một đoạn video ngắn để xem và một số đoạn văn để học sinh đọc,…
  2. Chia học sinh thành từng nhóm (mỗi nhóm gồm 4-5 bạn). Các nhóm đều sẽ tìm hiểu một mục tiêu giống nhau thông qua những góc học tập trong lớp.
  3. Các nhóm đều được tự do phân công người tới từng góc khác nhau. Điều đó sẽ được thực hiện dựa trên sở thích và sở trường của mỗi người. Sau đó, các thành viên sẽ đến từng khu của mình và tiến hành công việc. Các học sinh trong cùng một góc học tập sẽ giúp đỡ lần nhau để đảm bảo việc khi quay lại nhóm ban đầu, ai cũng có thể truyền đạt lại thông tin vừa học cho các bạn còn lại.
  4. Khi trở về nhóm, mọi người sẽ truyền đạt lại kiến thức vừa học được cho cả nhóm. Giáo viên sẽ di chuyển quanh lớp học, quan sát học sinh làm việc và trả lời mọi thắc mắc và các câu hỏi của học sinh.

* Nguyên liệu

– Các hoạt động, nhiệm vụ và nguyên liệu cần thiết.

– Bảng đánh giá hiệu quả đối với mỗi nhiệm vụ.

– Bảng tổng kết đánh giá cuối bài.

* Hiệu quả của phương pháp

  • Kĩ năng tự học được hoàn thiện.
  • Việc học được thúc đẩy.
  • Để học sinh tự giảng lại bài học là một chiến thuật hiệu quả.

VÒNG TRÒN THẢO LUẬN

* Thực hiện

  1. Dọn sạch bàn học.
  2. Chia lớp học thành 2 vòng tròn đồng tâm, vòng trong và vòng ngoài. Mỗi vòng có số lượng học sinh như nhau. Vòng trong quay mặt ra ngoài, vòng ngoài quay mặt vào trong. Nói một cách khác là 2 vòng đối mặt với nhau.
  3. Mỗi cặp sẽ được đưa một gợi ý và có 3 phút để thảo luận. Giáo viên cần phải đảm bảo rằng học sinh nào cũng có cơ hội để trình bày ý kiến của mình. Giáo viên cũng sẽ thông báo cho cả lớp khi một nửa thời gian đã trôi qua.
  4. Hết thời gian, vòng tròn ngoài sẽ đứng dậy và di chuyển về phía bên trái cho đến khi nào giáo viên nói dừng. Các bạn học sinh sẽ ngồi xuồng đối diện một bạn khác một cách ngẫu nhiên.
  5. Trước khi cặp mới bắt đầu thảo luận để phát triển tiếp gợi ý, mỗi người sẽ phải trình bày lại những ý tưởng và suy nghĩ của lần trước.
  6. Một lần nữa, vòng tròn ngoài lại tiếp tục di chuyển và các cặp mới được tạo nên. Mỗi người lại nói về những suy nghĩ của lần thứ nhất, lần thứ 2 trước khi bắt đầu cuộc thảo luận thứ 3.
  7. Việc này nên được lặp lại đến khi nào đã đạt được hiệu quả.

* Hiệu quả của phương pháp

  • Tạo được sự tập trung tối đa.
  • Giúp người học có thể tiếp thu được những ý kiến khác nhau một cách nhanh nhất.
  • Kĩ năng nghe được luyện tập.
  • Hoàn thiện kĩ năng làm việc nhóm và khả năng tập trung.

ĐÔ- MI- NÔ

* Thực hiện

  1. Giáo viên chuẩn bị 1 tập thẻ cỡ A6 hoặc A7, mỗi tập thẻ được chia làm 2 nửa giống quân cờ đô-mi-nô. 1 nửa là câu hỏi, nửa kia là câu trả lời. Câu hỏi và câu trả lời trên cùng 1 tấm thẻ không thuộc cùng một câu.
  2. Trộn các tấm thẻ, mỗi học sinh được phát một thẻ.
  3. Người bắt đầu sẽ đọc to câu hỏi của mình. Học sinh nào nghĩ đó là câu hỏi của câu trả lời của mình sẽ đọc to câu trả lời lên. Nhiệm vụ của các học sinh khác là thảo luận xem điều đó có đúng không bằng cách giơ ngón tay cái lên hoặc xuống. Nếu không có ai nhận, giáo viên sẽ hỏi các học sinh có ai nghĩ đó là câu hỏi của câu trả lời của mình không. Một số học sinh sẽ đưa ra câu trả lời của mình và cả lớp sẽ thảo luận đâu là đáp án đúng. Các tấm thẻ cần phải được trình bày một cách rõ ràng nhất, tránh gây nhầm lẫn cho học sinh.
  4. Học sinh nào có câu trả lời đúng sẽ tiếp tục đọc to câu hỏi trên tấm thẻ của mình và tiếp tục như thế. Khi tham gia hoạt động này, sự tập trung của học sinh được đảm bảo bằng việc học sinh phải tích cực suy nghĩ các câu trả lời đó có ứng với câu hỏi không.

* Nguyên liệu

Các tấm thẻ đô-mi-nô in các câu hỏi và câu trả lời.

* Hiệu quả của phương pháp

  • Phương pháp này khá lạ và thú vị. Nhờ đó việc ghi nhớ kiến thức sẽ trở nên dễ dàng hơn.
  • Phương pháp này yêu cầu người học phải suy nghĩ, hồi tưởng, phán đoán và tính toán.
  • Phương pháp này cũng đảm bảo được sự tham gia của toàn bộ lớp học.

                        – Nguyễn Hữu Long dịch –