Phản hồi trong lớp học có nhiều hình thức, đó là một phần không thể tách rời và không thể thiếu của giáo dục. Các giáo viên giỏi luôn thu các phản hồi trong thực tế dạy học hàng ngày và điều chỉnh bài giảng, sự tương tác và thái độ của họ, cả ở cuối buổi học và trong quá trình giảng dạy. Tương tự, học sinh cần phải suy nghĩ về hành động và công việc của mình để xây dựng cộng đồng lớp học, cũng như nâng cao kiến thức và kỹ năng cá nhân. Nếu bạn muốn tích hợp sự phản hồi vào thực tiễn giảng dạy của mình, sau đây là 7 bí kíp mà bạn có thể bắt đầu thực hiện trong lớp học của bạn ngay từ bây giờ.
- Phản hồi bằng hoạt động Nói suy nghĩ của mình
Nói to suy nghĩ của mình: Cuối ngày học, hãy yêu cầu học sinh chia sẻ điều gì đó tích cực mà một trong những người bạn cùng lớp của họ đã làm.
Trong một lớp tiếng Anh ở trường tôi, họ thực hành nói to suy nghĩ bằng hình thức Gửi lời yêu thương. Cuối buổi học, các học sinh được yêu cầu nói một điều tích cực mà một người khác đã làm. “Gửi lời yêu thương đến Carla vì đã cho tớ mượn bút chì!” hay ” Gửi lời yêu thương đến Kofi vì đã giải thích lời trích dẫn của cậu rất hay” chỉ cho thấy sự quan sát bên ngoài, tuy nhiên, đó cũng là bước đầu của sự phản hồi.
- Viết phản hồi
Viết phản hồi: Ba tháng một lần, hãy hỏi học sinh xem họ nghĩ họ xứng đáng được xếp hạng nào và tại sao. Sau đó cho học sinh tham gia các lớp với thứ hạng mà họ nghĩ, yêu cầu họ phản hồi, đặt mục tiêu và đưa ra bất kỳ bình luận nào về lớp học.
Tôi luôn luôn ngạc nhiên trước sự thành thật và chính xác của học sinh. Hầu hết trong số họ sẽ dự đoán khoảng 5 điểm về thực tế thứ hạng của bản thân và xác định đúng mục tiêu cùng những gì họ cần làm để đạt được mục tiêu. Đôi khi việc này cũng đem lại những hiểu biết sâu sắc, chẳng hạn như một học sinh viết về việc có một khoảng thời gian khó khăn ở nhà và nó ảnh hưởng đến việc học trên lớp của em ấy, hoặc một học sinh khác đặt mục tiêu hoàn thành từng mục trong chương trình mỗi ngày trước khi em ấy ra trường.
- Hình thành học tập phản hồi với mô hình Dấu cộng và Delta (Khen ngợi và Góp ý)
Dấu cộng và Delta: Yêu cầu học sinh nhận xét công việc của nhau bằng cách cho họ một dấu cộng – một điều tích cực và một dấu delta – một sự thay đổi đã được gợi ý. Khuyến khích họ phát triển thêm, cụ thể hóa và khả thi hóa sự thay đổi kia.
Khen ngợi và Góp ý thay thế cho việc chỉ ra những ưu và khuyết điểm. Một biểu đồ chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu, cân bằng hai tỉ số. Đối với thanh thiếu niên, chỉ ra những điểm yếu có thể gây ảnh hưởng không tốt, đặc biệt là trong trường hợp học sinh có nhiều điểm yếu hơn điểm mạnh. Hoạt động Khen ngợi và Góp ý thay vào đó, cho học sinh nhận xét bằng cách nói về những điều đã làm tốt và những điều cần thay đổi. Đó là một sự linh hoạt tinh tế nhưng có sức ảnh hưởng, đặc biệt rõ ràng khi học sinh đưa ra phản hồi cho các bạn cùng lớp. Đó cũng là một công cụ tuyệt vời để học sinh hình thành học tập phản hồi.
Mỗi tuần, trong lớp Khoa học của tôi, một học sinh được trình bày một dự án Khoa học thứ sáu. Cuối cùng, bốn bạn khác trong lớp, mỗi bạn đưa ra một dấu cộng và một dấu delta. Những nhận xét này nêu bật sự tích cực, sau đó, gợi ý một sự thay đổi, làm cho phản hồi có chất lượng, trực tiếp và mang tính xây dựng. “Bạn nói chưa tốt” không phải là một nhận xét hữu ích. “Bạn có thể nói to hơn trong lần tiếp theo vì tôi đã bỏ lỡ một vài câu chuyện cười của bạn” là một nhận xét tốt hơn.
- Phản hồi bằng câu đố
Mẹo: Các chỉ dẫn về phản hồi phải cụ thể, tích cực và có thể thực hiện được.
Trong môn Toán, có thể yêu cầu học sinh phản hồi về kết quả của một bài kiểm tra. Đơn giản chỉ nói “Hãy phản hồi về công việc của em” là không đủ. Thay vào đó, bạn có thể nói: “Chọn ba vấn đề mà em gặp phải, hãy tìm ra nguyên nhân của lỗi sai, làm lại chỗ sai và giải thích tại sao giải pháp mới của em là chính xác”. Điều này khiến học sinh tập trung để phản hồi về một khía cạnh cụ thể. Sau đó, cho học sinh một công thức cụ thể để phản hồi. Dần dần, việc giải thích sẽ phải ngắn gọn hơn. Nếu học sinh nhận ra công thức này và bắt đầu tiếp thu nó, họ có thể sử dụng nó làm cơ sở cho những gì được phản hồi trong tương lai.
- Phản hồi về hành vi
Khi một buổi học trôi qua đặc biệt êm đẹp, tôi thường kết thúc bằng cách yêu cầu học sinh suy nghĩ về lý do tại sao mọi thứ diễn ra trôi chảy. Mặt khác, nếu tôi yêu cầu một học sinh bước ra khỏi lớp, tôi sẽ bảo em ấy phải viết phản hồi:
Em đã làm gì khiến cô phải mời em ra ngoài?
Tại sao em làm thế?
Làm thế nào để cô trò mình hợp tác với nhau và không tái diễn việc này?
- Hình thành phản hồi cho học sinh
Hình thành phản hồi cho học sinh: Vào cuối ngày, hãy suy nghĩ về những bài học mà bạn đã dạy cho học sinh. Bạn có thể nói, “Hôm nay, chúng ta đã không đi được xa như cô kì vọng”, hoặc “Bạn nào có thể kể cho cô nghe một điều tuyệt vời mà em đã thấy người khác làm được trong hôm nay không?”
Ngoài việc tích hợp nó vào trong lớp học như là một công cụ đánh giá quá trình và kết quả, bạn có thể sử dụng phản hồi cá nhân để làm cho lớp học của bạn rõ ràng hơn và chương trình bạn đưa ra dễ tiếp cận hơn đối với học sinh. Hàng ngày, hãy mang lại cơ hội để suy nghĩ về những bài học của bạn với tư cách là một giáo viên với học sinh. Sự kết thúc của một giai đoạn là khoảng thời gian tuyệt vời để tung ra một số nhận xét nhanh. Tôi thường nói những điều như:
Hôm nay, chúng ta đã không đi được xa như cô kì vọng. Có bạn nào biết tại sao không?
Hôm nay thật tuyệt vời! Bạn nào có thể kể cho cô nghe một điều hay mà em đã thấy người khác làm được trong hôm nay không?
Cô đã phạm một sai lầm. Lần tới, cô sẽ làm điều này bằng cách _______.
Cô cảm thấy hôm nay chúng ta đã có một tiết học tuyệt vời! Cô đánh giá cao ______________.
Nếu học sinh thấy bạn phản hồi trung thực về tiết học và chỉ ra những thành công cũng như những điều cần thay đổi, họ sẽ sẵn sàng làm theo.
- Phản hồi về công việc giảng dạy của bạn
Phát triển chuyên môn giảng dạy của bạn: Thiết kế một phương pháp phản hồi cá nhân, trung thực với bản thân về cả thất bại lẫn thành công của bạn. Tìm các hoạt động phù hợp với bạn. Bạn có thể theo dõi việc này hàng ngày hoặc hàng tuần.
Tất nhiên, không phải cái gì cũng chia sẻ với học sinh. Mỗi ngày, lớp học mang lại những thành công và thất bại với nhiều mức độ khác nhau. Thành thật với chính mình về cả thành công lẫn thất bại là điều bắt buộc.
Không ai có thể trở thành một giáo viên hoàn hảo. Từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng, tất cả chúng ta đều sẽ mắc sai lầm. Khi chúng ta trở thành các nhà giáo dục giàu kinh nghiệm, những sai lầm đó sẽ thay đổi, nhưng chúng sẽ không bao giờ biến mất. Khi tôi bắt đầu giảng dạy, kỹ năng yếu kém nhất của tôi là làm cho bài học của tôi dễ tiếp cận. Học sinh của tôi thường gặp khó khăn khi vấp phải sự phức tạp trong các lớp tôi dạy. Bây giờ, tôi đối mặt với các học sinh tiêu biểu có ý kiến đối lập với tôi, trong khi vẫn cho phép cả lớp tham gia.
Tôi biết điều này bởi vì tôi có thể nhìn lại hơn sáu năm chuẩn bị giáo án, các bài tập được lưu lại, ghi chú cho bản thân và các tạp chí mà tôi đã viết. Tôi viết thư cho bản thân mình ít nhất là hàng tuần, và thường đọc lại để lấy cảm hứng. Một số đồng nghiệp của tôi viết nhật ký hàng ngày. Một số khác sử dụng blog, Twitter hoặc Facebook, hoặc chỉ nói về lớp học của họ. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều lưu ý đến những gì đã làm được và còn cần thay đổi của chính mình, sử dụng những thông tin đó để điều chỉnh việc giảng dạy cho tốt hơn.
Bạn có ví dụ nào trong việc sử dụng sự phản hồi để xem xét cả những thành công và thất bại? Xin vui lòng chia sẻ cùng các giáo viên khác!
Đặng Thanh Hiền dịch
(Nguồn: https://www.edutopia.org/blog/reflection-assessment-empowerment-self-awareness-james-kobialka)