Nếu bạn là hiệu trưởng, chắc hẳn bạn phải đau đầu nhiều phen vì những cuộc tranh cãi. Hầu hết chúng ta đều cảm thấy vậy nhưng ở địa vị lãnh đạo, chúng ta hiểu rằng mình cần phải giải quyết chúng. Chúng ta thậm chí còn phải lo rằng liệu mình có “đổ thêm dầu vào lửa” không.

Tôi muốn làm rõ điều này: Bạn có trách nhiệm giải quyết xích mích trong ban lãnh đạo mà bạn đang là người đứng đầu. Vai trò chính của bạn với tư cách một nhà lãnh đạo là kết nối các thành viên với nhau và xây dựng một đoàn kết.

Nếu không tạo ra một tập thể lãnh đạo bền vững, bạn không thể tham gia vào các cuộc thảo luận tích cực về các vấn đề trong giáo dục bởi vì sự bất đồng quan điểm rất có thể xảy ra. Dưới đây tôi đề xuất một số cách để xử lý những xung đột không lành mạnh trong ban giám hiệu nhà trường.

Xác định xung đột

Bởi vì nhiều người trong chúng ta sợ xung đột, chúng ta đôi khi muốn chối bỏ sự tồn tại của nó. Bước đầu tiên là thừa nhận rằng có sự xung đột trong ban lãnh đạo và xác định nó. Điều này sẽ giúp bạn xác định sự xung đột như là việc chung của tập thể thay vì đổ lỗi cho những cá nhân. Có sự khác biệt trong tư duy, thầy A bài xích những ý tưởng mới và tuyên bố kết thúc các cuộc thảo luận. Xác định các hành vi tạo ra xung đột không lành mạnh và tách bạch chúng khỏi con người cá nhân.

Sau khi xác định được xung đột, bạn cần phải gọi tên cho nhóm đó. Đôi khi bạn cần phải gọi tên cho chúng và bạn sẽ thấy nhiều điều hữu ích nếu cuộc tranh luận được xác định rõ ràng. Một tập thể có thể gặp xung đột vì sự khác biệt trong tính cách hoặc vì họ không đồng ý về các mục tiêu hoặc các bước hành động. Xác định nguồn cơn của sự bất đồng quan điểm có thể giảm thiểu tính chủ quan. Những nguyên nhân có thể bao gồm thiếu nhân lực hoặc thời gian, tổ chức hành chính và rắc rối trong khâu quản lí.

Xem xét giải quyết xung đột

Khi bạn nhận thấy sự xích mích trong tập thể, bạn cần phải đánh giá xem liệu có cần giải quyết ngay không, hay đó là mâu thuẫn giữa hai thành viên và có thể giải quyết sau. Bạn có thể sẽ hiểu rõ tình hình hơn nếu quan sát thêm: tìm hiểu xem trước đây những thành viên có xích mích với nhau không và về vấn đề gì. Bạn cần một bộ công cụ để giải quyết xung đột giữa các cá nhân.

Bộ quy tắc ứng xử

Hy vọng rằng, tập thể mà bạn đang lãnh đạo có một bộ quy tắc ứng xử. Khi một quy tắc bị vi phạm, bạn có thể nhắc nhở và cho biết hậu quả. Bạn có thể nói: “Tôi muốn nhắc nhở mọi người rằng chúng ta đã cam kết ứng xử tích cực”.

Đôi khi bạn cần cho mọi người thấy rằng hành vi ứng xử của họ ảnh hưởng thế nào lên tập thể: “Khi chúng ta ngắt lời người khác, chúng ta không nghe được hết ý kiến của họ. Chúng ta cần đóng góp và chia sẻ suy nghĩ để có thể chắc chắn rằng tập thể đang đi đến một quyết định tốt nhất. Nếu chúng ta không đưa ra những quyết định đúng đắn, chúng ta ít tin tưởng lẫn nhau. Chúng ta hãy tôn trọng người đang trình bày ý kiến”.

Nếu các thành viên thái độ ra mặt, bạn có thể phải nhắc lại bộ quy tăc ứng xử và các thành viên cần tuân thủ nếu còn muốn làm việc cùng nhau.

Tranh luận

Có tranh cãi thì cũng có tranh luận. Vậy tranh luận khác tranh cãi như thế nào? Một ban lãnh đạo mà tôi được tiếp xúc đã xác định những điểm khác biệt sau:

  • Chúng tôi mổ xẻ ý tưởng.
  • Chúng tôi đặt câu hỏi để tìm hiểu sâu hơn.
  • Chúng tôi thay đổi quan điểm.
  • Chúng tôi thể hiện tinh thần cầu thị.
  • Chúng tôi chú trọng vào nhu cầu của học sinh.

Tranh luận có thể dẫn đến sự phân tích vấn đề sâu sắc và tác động tích cực đến học sinh. Hãy tổ chức một cuộc thảo luận về vai trò của sự tranh luận, thế nào là tranh luận, làm sao để xử lí sự tranh cãi và đặt ra một bộ quy tắc ứng xử cho tập thể.

Là những người lãnh đạo, thay vì chỉ dừng lại một số hành vi nhất định, vai trò của chúng ta là thay đổi tư duy tranh biện.

ELENA AGUILAR

Đặng Thanh Hiền dịch