Mỗi khi chứng kiến điều đó, trái tim bạn lại đau nhói. Học sinh của bạn – một đứa trẻ khuyết tật, ngồi bên cạnh hai bạn cùng lớp trong nhà ăn. Hai đứa trẻ đưa đôi mắt của chúng và nhạo báng. “Hãy nhìn xem, đó là đứa trẻ đần độn”. Khi bạn bắt nhìn chúng, chúng nhún vai nói rằng “Chúng con chỉ đùa bạn thôi”.
Nạn bắt nạt là một trong những vấn đề đối với tất cả các trẻ em. Một cuộc khảo sát của Trung tâm Thống kê quốc gia về giáo dục cho thấy cứ bốn học sinh tiểu học và trung học thì có 1 học sinh bị bắt nạt mỗi tuần và 7 phần trăm trong số học sinh đó nói rằng họ bị bắt nạt mỗi ngày.
Nhưng có lẽ đối với học sinh khuyết tật việc bị bắt nạt hay trêu chọc còn phổ biến hơn rất nhiều lần. Khoảng sáu mươi phần trăm học sinh khuyết tật bị bắt nạt ở trường. Các học sinh khuyết tật thường bị cô lập về xã hội, và trở thành mục tiêu bắt nạt.
Bắt nạt được định nghĩa là việc làm bất kỳ hành vi nào gây tổn thương cho người khác. Nó thường liên quan đến sự không cân bằng khi so sánh giữa hai học sinh, một học sinh ở thế yếu hơn. Nếu một đứa trẻ bắt nạt một đứa trẻ khác sau đó nói rằng: chúng không cố ý, hoặc “Đó chỉ trò đùa” thì hành vi đó chính là bắt nạt. Nếu bất kỳ trẻ nào cảm thấy sợ hãi hoặc tổn thương từ bất cứ hành vi nào, đó đều là biểu hiện của việc bị bắt nạt.
Tuy nhiên, không phải tất cả các xung đột ở trẻ em đều bị bắt nạt. Chơi đùa, tranh cãi và mâu thuẫn, sau đó cả hai đứa trẻ đều nhanh chóng xin lỗi và tiếp tục, nó không phải là bắt nạt.
Học sinh khuyết tật thường có nhiều khả năng bị bắt nạt. Là giáo viên của họ, bạn chính là người đầu tiên nhận ra và bảo vệ các con. Dưới đây là 9 cách để chống lại việc bắt nạt học sinh khuyết tật trong lớp học. Nó bao gồm từ việc tạo ra một nền văn hoá trong lớp học tích cực đến việc lập kế hoạch các bài học để xây dựng các kỹ năng xã hội và cảm xúc của học sinh.
- Cẩn trọng về ngôn từ của bản thân
Không nhất thiết phải lập kết hoạch, nhưng bạn có thể nói chuyện với những học sinh có ADHD hoặc khuyết tật về học tập khác với các học sinh khác. Ví dụ, khi một học sinh nhầm lẫn cây bút chì của mình tới lần, bạn không được mỉa mai hay chế nhạo học sinh. Điều này là sẽ vấn đề vì khi trẻ nhìn thấy người lớn cười nhạo mỉa mai học sinh, các học sinh khác sẽ nghĩ rằng hành động đó là bình thường và họ sẽ làm theo. Hãy chú ý đến cách bạn nói chuyện với học sinh để chắc chắn rằng bạn đang làm mẫu cách giao tiếp mà bạn kì vọng từ lớp học.
- Giám sát các điểm nóng
Chúng tôi biết rằng bắt nạt sẽ xảy ra nhiều hơn khi giáo viên không để ý. Tìm ra “điểm nóng” của trường về việc bắt nạt – bạn sẽ thấy những nơi có ít sự kiểm soát của giáo viên. Để nhận ra vấn đề, hãy hỏi nhân viên lao công, nhân viên văn phòng, nhân viên phục vụ nhà ăn và lái xe buýt vì họ là người thấy vấn đề mà giáo viên không thấy.
- Tổ chức các cuộc họp lớp thường xuyên
Thậm chí một cuộc họp lớp 10 phút nhanh chóng cho phép học sinh có thời gian nói về những điều quan trọng đối với chúng và giải quyết các vấn đề phát sinh. Cho phép học sinh nắm vai trò lãnh đạo bằng cách lập kế hoạch cho cuộc họp, nhưng sẵn sàng bên cạnh hỗ trợ để giúp họ giải quyết các vấn đề và đảm bảo cuộc học không bị lạc hướng.
- Xây dựng một môi trường học tập tích cực
Một môi trường lớp học tích cực có thể dự đoán được, nhất quán và công bằng. Dành thời gian ngay từ đầu và trong suốt cả năm học để làm mẫu cách giao tiếp và giải quyết vấn đề. Và hãy thử những cách mới để nhận ra mỗi học sinh đều có những điểm mạnh, sự độc đáo và tài năng.
- Dạy học sinh biết khoan dung
Hãy dạy trẻ tự giác và sự đồng cảm có thể ngăn ngừa tình bắt nạt về lâu dài. Cả hai có thể được xây dựng bằng cách sử dụng văn học:
Để dạy trẻ cách tự nhận thưc, luôn xem lại nhiều mặt của mâu thuẫn trong các câu chuyện hoặc kịch bản của vở kịch. Giáo viên có thể bắt đầu bằng những cuốn sách như câu chuyện có thật của “ba con lợn nhỏ” của Jon Scieszka hoặc “ngày mà chiếc bút chì màu từ bỏ” bởi Drew Daywalt.
Văn học với những nhân vật chính bị khuyết tật, như Joey Pigza Swallowed the của Jack Gantos, Mockingbird của Kathryn Erskine và Wonder của R.J. Palacio, là những tác phẩm tuyệt vời nâng cao nhận thức của học sinh về những trường hợp khuyết tật cụ thể. Những câu chuyện này cũng tạo ra sự đồng cảm từ đó con sẽ áp dụng nó vào các tình huống thực tế.
- Dạy trẻ em là “không thờ ơ”
Học sinh cần biết rằng khi họ không ngăn cản một ai đó đang bắt nạt, nghĩa là chúng cũng đang đóng góp vào hành động đó. Hãy dạy trẻ cách nhanh chóng nhận ra sự bắt nạt và các kỹ thuật cơ bản để ngăn chặn nó – chẳng hạn như không là khán giả, hoặc đứng lên ủng hộ nạn nhân vào nhóm của mình.
- Phát triển khả năng tự tạo động lực
Mặt khác, dạy học sinh khuyết tật làm thế nào để tự tạo niềm tin vào bản thân mình. Giúp các học sinh gặp những khó khăn về kỹ năng xã hội để nhận ra khi một ai đó bị tổn thương, và dạy chúng sử dụng ngôn ngữ để đưa ra phản hồi.
- Chia sẻ kinh nghiệm thông qua các phương tiện
Thử thách học sinh trong các dự án để thể hiện suy nghĩ, quan điểm và kinh nghiệm cá nhân của chúng với việc bắt nạt. Công nghệ này khuyến khích tính sáng tạo và cá nhân, và khả năng chia sẻ kinh nghiệm của họ để phát triển khả năng tương tác và nâng cao nhận thức của học sinh.
- Dừng lại và nói chuyện
Nếu bạn gặp một ai đó đang bị bắt nạt, hãy tìm cách chấm dứt sự việc ngay lập tức bằng cách sử dụng giọng điệu rõ ràng, cứng rắn. Cho học sinh biết những gì bạn đã thấy: “Tôi đã nhìn thấy A đang chế nhạo bạn B”. Và cho học sinh đó biết, đó là vi phạm nội quy nhà trường: “Trong trường học sinh không được sử dụng ngôn ngữ gây tổn thương người khác”. Sau đó, di chuyển học sinh đến một chỗ khác và giúp hai học sinh đó giải quyết xung đột.
Giữ cho học sinh khuyết tật an toàn khỏi bị bắt nạt có ý nghĩa hơn là tránh những xung đột: Đây là bước đầu tiên hướng tới việc tạo ra cộng đồng mà học sinh sẽ sống trong tương lai. Vì vậy, hãy theo các bước để nuôi dưỡng, vun đắp một cộng đồng biết quan tâm, đáp ứng, bắt đầu trong lớp học của bạn.
(Thông tin về tác giả: Tiến sĩ Lori Ernsperger nhận bằng tiến sĩ về Giáo dục Đặc biệt của Đại học Indiana. Cô đã có hơn 25 năm kinh nghiệm làm việc trong các trường công lập với tư cách là giáo viên, quản lý và chuyên gia về hành vi. Tiến sĩ Ernsperger cũng là tác giả của “Chìa Khóa Thành Công về Giảng dạy các học sinh tự kỉ” và “Các em nữ bị ám ảnh bởi hội chứng rối loạn phổ tự kỉ”)
Nguyễn Hữu Long dịch
Tác giả: Tiến sĩ Lori Ernsperger