Có nhiều lý do khiến học sinh cảm thấy ngại nói, ngại thể hiện trong lớp học. Học sinh không hiểu rõ bài, không biết cách diễn đạt. Cảm thấy không hòa nhập được với môi trường lớp học. Giáo viên không tạo cơ hội để học sinh cảm thấy thoải mái khi thể hiện bản thân… Đây chỉ là một vài trong số rất nhiều nguyên nhân. Những học sinh nhút nhát này vẫn muốn được nói và thể hiện bản thân. Nhưng làm thế nào? Cố gắng để một học sinh nhút nhát hoặc một học sinh nữ cảm thấy tự tin để thể hiện là một thử thách, nhưng bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây.

  1. Nhóm lại với nhau

Một cách bạn có thể giúp học sinh ngại ngùng thoải mái hơn khi nói hoặc trao đổi trong các nhóm. Khi học sinh làm việc trong nhóm chúng sẽ phải lên tiếng và thảo luận. Học sinh của bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi nói chuyện với các bạn của chúng.

  1. Chấp nhận thất bại

Cho phép học sinh của bạn thất bại. Con có thể sẽ phạm sai lầm. Đừng lo. Đừng quá quan tâm đến nó. Con cứ nói đi. Khi bạn chuẩn bị cho học sinh vượt qua những nỗi sợ thất bại tiềm ẩn, học sinh của bạn sẽ thấy tự tin hơn. Đôi khi giáo viên cũng khuyến khích học sinh thậm chí nói ra cả những điều sai. Điều quan trọng là phá vỡ lớp bănsg im lặng đang bao phủ không gian lớp học. Giúp học sinh hiểu rằng bạn không mong đợi sự hoàn hảo. Thay vào đó, bạn muốn các con có thể quay trở lại với những gì làm chưa tốt. Học sinh nên tập trung vào sự sáng tạo hơn là lo lắng về việc hoàn thiện mọi sai lầm. Hãy để học sinh nói tiếng nói của bản thân, có thể truyền đạt ý tưởng mà con nghĩ, bất kể có vụng về đến thế nào.

  1. Bước xuống khỏi bục giảng

Hãy chú ý đến những học sinh nhút nhát. Nếu cả lớp tập trung theo dõi những gì con nói, có thể đóng băng sự im lặng ngay lúc đó. Bằng cách đưa cả lớp học thành những người bạn nắm tay nhau vượt qua khó khăn, điều này sẽ lấy đi sự đe dọa phải thể hiện bản thân. Còn những học sinh thậm chí không dám tự tin khi có ai nhìn vào chúng trong lúc chúng đang nói, hãy thử các hoạt động theo cặp đôi ngay tại chỗ ngồi.

  1. Tăng dần yêu cầu

Khi nói đến việc hiểu các câu hỏi, bạn có thể giúp học sinh của bạn thành công bằng cách bắt đầu chậm và dễ dàng. Thay vì chỉ đọc các câu hỏi trong cuốn sách, hãy cố gắng bắt đầu với một vài câu hỏi để bắt đầu hiểu biết của cá nhân học sinh để chúng dễ dàng trả lời. Tôi thấy hữu ích khi bắt đầu với câu hỏi – đoạn văn nói gì? Điều này cũng phù hợp với video. Chuyện gì vậy? Con đã thấy gì? Sau đó chuyển sang các câu hỏi phức tạp hơn để yêu cầu học sinh giải thích những gì họ đã đọc, thấy, hoặc các câu hỏi có ý nghĩa đằng sau các thuật ngữ. Cuối cùng, họ yêu cầu kết nối với những ý tưởng và ý kiến ​​của riêng học sinh. Khi bạn bắt đầu chậm lại và làm cho học sinh quen với những câu hỏi, chúng sẽ tự tin hơn để đưa ra câu trả lời.

  1. Chuyển tiếp câu trả lời

Bạn có thể cảm thấy hơi lúng túng và ngại khi yêu cầu học sinh nhút nhát phải động não hoặc đặt câu hỏi trước lớp. Trong khi đó lại có rất nhiều học sinh khác đang mong muốn đưa ra câu trả lời. Nhưng điều quan trọng là bạn hãy mạnh dạn gọi học sinh trả lời, ngay cả những em nhút nhát. Tuy nhiên, khi gọi đến học sinh đó, hãy di chuyển nhanh chóng nếu con không biết câu trả lời. Không sao! Đừng để học sinh bị biến thành trung tâm của sự chú ý. Nếu học sinh đó biết câu trả lời hãy nhanh chóng ghi nhận và khen ngợi.

  1. Tránh yêu cầu quá mức

Đừng ngay lập tức sửa những lỗi sai. Không có gì là khó khăn hơn cảm giác rằng tất cả mọi thứ bạn nói hoặc viết đều sai. Sự khéo léo kín đáo một cách nhanh chóng và tế nhị của giáo viên sẽ giúp học sinh vượt qua sự bối rối để đưa học sinh trở lại trạng thái sẵn sàng để lên tiếng. Nếu học sinh của bạn mắc lỗi, đôi khi hãy cứ để học sinh nói tiếp. Hãy chắc chắn rằng bạn đang dạy học – điều đó có nghĩa là học sinh hoàn toàn có thể mắc sai lầm. Đừng kì vọng quá cao vào sự hoàn hảo. Hãy lựa chọn trong những sai lầm mà bạn có thể giúp học sinh sửa được và tạo sự khác biệt trong sự tự tin của học sinh để học sinh sẵn sàng nói trong lớp.

  1. Chấp nhận câu trả lời phi ngôn ngữ

Không phải lúc nào học sinh cũng có thể diễn đạt được thành lời những gì mà chúng hiểu. Đôi khi chúng ta phải chấp nhận việc học sinh biểu đạt phi ngôn ngữ. Làm như vậy những học sinh nhút nhát của bạn có thể không cảm thấy quá áp lực.

Đó là khó khăn cho giáo viên giúp những học sinh nhút nhát nói nhiều hơn.

Chúng ta muốn tất cả học sinh trong lớp học đều được tham gia và học hỏi, nhưng chúng ta cũng không muốn làm cho các con cảm thấy không thoải mái bằng việc buộc phải đứng lên và nói trong lớp. Nếu bạn bình tĩnh hơn, mọi thứ sẽ không quá khó. Bạn hãy khuyến khích đưa ra phản hồi tích cực với học sinh. Chẳng bao lâu, học sinh nhút nhát sẽ tham gia như bất cứ các bạn khác trong lớp.

SUSAN VERNER

Nguyễn Hữu Long dịch