Ngày tựu trường chẳng mấy chốc đã đến. Hầu hết các giáo viên đều chuẩn bị tinh thần đối mặt với ngày trọng đại này nhưng vẫn có những thử thách không thể tránh khỏi: Làm gì trong ngày đầu tiên đến trường?
Mỗi giáo viên có một phương thức khác nhau. Dù mục tiêu của bạn là gì, dưới đây là một vài điều bạn cần lưu tâm để khởi động cho một năm học tuyệt vời!
1. Mục tiêu: Làm quen với học sinh của bạn
Bạn cần giới thiệu bản thân với học sinh mới như thế nào và ngược lại? Học sinh làm quen với nhau như thế nào? Bạn nên giới thiệu trường lớp với học sinh ra sao? Đó là những câu hỏi quan trọng bạn cần giải đáp khi bắt đầu lên kế hoạch cho ngày tựu trường.
Nếu bạn dạy trẻ mẫu giáo (hoặc học sinh năm nhất trung học – họ cũng thường bỡ ngỡ gần bằng trẻ mẫu giáo), có thể bạn cần phải dành ngày đầu tiên – hoặc vài buổi đầu để tạo không khí thoải mái cho cả lớp. Có hàng tá cách “phá băng” nhưng dưới đây là một vài kỹ thuật khác nhau mà bạn có thể thử:
Trò chơi “Truy tìm kho báu”
Có thể cho học sinh tham gia các hoạt động như tìm đồ vật (gọt bút chì hoặc thẻ ra về) hay yêu cầu họ khám phá xem trong lớp có bạn nào đã được đi chơi xa trong kỳ nghỉ hè vừa rồi hoặc bạn nào có em trai.
2. Đánh giá phong cách học tập hoặc đa trí tuệ
Đối với học sinh lớn hơn, ngày đầu tiên đến trường có thể là một cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu thêm về phương pháp học tập. Trên mạng có rất nhiều tài liệu về phong cách học tập. Hãy xem học sinh của bạn học tập theo phương pháp nào bằng cách cho họ hoàn thành đánh giá đa trí tuệ. Yêu cầu học sinh chia sẻ những kết quả này.
Điều đó có thể khuyến khích những học sinh đang vật lộn với việc học của bản thân nhận thức được những điều họ làm tốt, từ đó giải quyết tình trạng giáo viên hỏi gì học sinh cũng im lặng trong một lớp học.
3. Tự họa
Cho dù viết, vẽ hay cắt dán, việc học sinh tự mô tả bản thân có thể rất thú vị, đem đến nhiều thông tin và đôi khi gây ngạc nhiên. Tất nhiên, việc này còn hiệu quả hơn nữa nếu bạn cũng góp một bức tranh tự họa.
4. Làm một chiếc rương thời gian
Yêu cầu học sinh tự tay tạo hoặc chọn một kỷ vật – ví dụ, yêu cầu học sinh làm bài kiểm tra, viết đoạn văn hoặc thậm chí quay một video trong đó họ đọc to hoặc nói tiếng nước ngoài. Cất vào một cái hộp/ rương và mở ra khi năm học kết thúc để học sinh thấy mình đã trưởng thành như thế nào.
5. Mục tiêu: Giới thiệu (các) môn học
Đối với một số giáo viên, bước đầu tiên là giúp học sinh hiểu họ sẽ học gì trong năm nay. Nhưng bạn không muốn lúc nào cũng bắt đầu bằng một bài thuyết trình hoặc phiếu học tập, vì vậy hãy thử một trong những hoạt động sau:
Cho học sinh đoán
Dự đoán có thể là một cách tuyệt vời để khơi gọi kiến thức sẵn có của học sinh về một chủ đề và khiến họ hào hứng đón chờ những buổi học tiếp theo.
Trò chơi 1: Cung cấp cho học sinh một loạt các mệnh đề liên quan đến nội dung của khóa học và cho họ đoán câu trả lời đúng.
Trò chơi 2: Cho học sinh xem một thí nghiệm và dự đoán kết quả.
Nếu bạn dạy tiếng Anh, hãy thử bí kíp này: Cho học sinh xem một trích đoạn ngắn nhưng hấp dẫn của một bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết đầu tiên mà học sinh sẽ đọc. Hãy dừng bộ phim đúng đoạn gay cấn nhất để học sinh tò mò và nói với họ rằng họ cần đọc sách để tìm hiểu điều gì xảy ra tiếp theo. Học sinh có khi còn xin bạn cho đọc sách ngay ấy chứ!
6. Bắt đầu với một thử thách
Điều này đặc biệt hiệu quả đối với các học sinh lớn hơn hoặc các lớp học cụ thể mà bạn muốn đưa vào nề nếp. Vì hầu hết các giáo viên dành ngày tựu trường để phát sách và giới thiệu nội quy lớp học nên bạn sẽ thực sự thu hút sự chú ý của học sinh nếu cho họ tham gia hoạt động khác vào ngày đầu tiên và thực hiện những công tác kia vào ngày thứ hai hoặc thứ ba. Hãy giao cho học sinh một bài tập thực sự thách thức họ.
Một giáo viên dạy kịch thực sự khởi động lớp học kịch sơ cấp bằng cách tổ chức một buổi thử giọng nơi học sinh sẽ diễn thuyết trước lớp. Dù không chấm điểm nhưng buổi học đã cung cấp cho cô giáo nhiều thông tin có giá trị về học sinh, từ đó giúp học sinh vượt qua giai đoạn đầu bỡ ngỡ.
Nếu bạn dạy một lớp nâng cao, tại sao không bắt đầu ngày đầu tiên bằng cách cho học sinh tham gia một kỳ thi thử? Họ sẽ sớm biết mình phải làm gì – thử đi rồi biết!
7. Bắt đầu với một cuốn sách
Cách tiếp cận này đặc biệt hiệu quả đối với các giáo viên dạy nghệ thuật phi ngôn ngữ. Tìm một cuốn sách mà bạn có thể tận dụng tối đa cho môn học của mình và chia sẻ nó (hoặc một phần của nó) vào ngày đầu tiên.
Cách sử dụng sách để giới thiệu các môn học ngoài nghệ thuật ngôn ngữ
- Một cuốn sách thiếu nhi về động vật là một cách thú vị để bắt đầu nghiên cứu sinh học.
- Một cuốn sách ảnh có thể kích thích tư duy của học sinh khi họ bắt đầu nghiên cứu lịch sử.
- Trong môn lịch sử, với học sinh lớn hơn, hãy cân nhắc chọn một trích đoạn trong các cuốn sách như Bách khoa toàn thư lịch sử thế giới bằng hình ảnh hay Lịch sử các loại vũ khí,... Những cuốn sách này mô tả lịch sử dưới các góc nhìn khác nhau và có thể thu hút sự chú ý của những học sinh có xu hướng thoát ly sách giáo khoa.
Dù bạn chọn phương pháp nào, ngày đầu tiên đến trường sẽ mang đến cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu học sinh và khởi động một năm học tuyệt vời!
Bạn sử dụng những hoạt động nào vào ngày tựu trường? Hãy chia sẻ trong phần bình luận!
? Bộ công cụ Back to school dành cho năm học mới: https://bit.ly/2GVjRgf
? Các tài liệu Back to school khác: https://bit.ly/2Z2UROc