Một vài năm trước, tôi rất ghét việc cho học sinh đánh giá lẫn nhau. Học sinh thường được yêu cầu mang theo các sản phẩm học tập và chia sẻ với các bạn, sau đó chúng cùng nhau đưa ra những nhận xét.
Học sinh của tôi mất một thời gian khá dài nhưng vẫn không làm xong được công việc đánh giá. Các ý kiến phản hồi rất hời hợt, thậm chí là trùng lặp nhau. Tôi cảm thấy đây là việc làm khiến mình vất vả hơn nhưng hiệu quả thì không hề tương xứng. Và rồi, tôi đã thay đổi. 6 chiến thuật dưới đây giúp bạn và học sinh của bạn sẽ đánh giá lẫn nhau một cách hiệu quả hơn (thậm chí là thành công).
- Lên kế hoạch trước, đảm bảo học sinh mang theo đầy đủ các sản phẩm học tập
Một hoạt động đánh giá lẫn nhau phải được kên kế hoạch từ trước. Học sinh thường xuyên quên các buổi học, quên không mang các bài tập, sản phẩm học tập hoặc không hoàn thành chúng. Tất cả những điều đó khiến cho hoạt động đánh giá bị dừng lại. Vì thế hãy gửi thông báo qua email, nhắc nhở học sinh từ trước đó, ghi nhiệm vụ vào sổ liên lạc, trừ điểm thưởng nếu học sinh không tham dự hoặc không mang theo các bài tập. Bằng việc chuẩn bị này có thể giúp bạn loại bỏ các vấn đề trục trặc trong quá trình đánh giá về sau.
- Đặt quy tắc cơ bản cho việc tham gia tích cực và trao đổi lịch sự
Trong quá trình đánh giá, đưa phản hồi, học sinh cần được hướng đến một cuộc thảo luận mang tính học thuật. Buổi học hôm trước, bạn nên bắt đầu chuẩn bị cho học sinh những yêu cầu, kỳ vọng cơ bản của một hoạt động đánh giá: tích cực lắng nghe, ghi chú khi cần thiết, đặt câu hỏi cho các bạn; lắng nghe và không phê phán trước sản phẩm của các bạn (mặc dù học sinh có thể không đồng ý với lời khuyên và thậm chí từ chối nó). Thể hiện sự tôn trọng các bạn trong lớp bằng cách tập trung vào công việc và đưa ra phản ứng thích hợp. Hạn chế nói những câu như: “Tôi thích nó” hay “Bạn làm tốt” một cách hời hợt. Một danh sách các quy tắc về sự tham gia cần là điều vô cùng hữu ích.
- Tiêu chí để học sinh có thể đánh giá lẫn nhau
Học sinh đánh giá từng yếu tố, từ phần giới thiệu cho đến từng phần của bài viết, quá trình thực hiện,… dựa trên tháng điểm 3 (1 điểm: không đạt – 2 điểm: làm tốt – 3 điểm: hoàn thành xuất sắc).
Một lần nữa, các học sinh chưa có kinh nghiệm cần được hướng dẫn về các bước cụ thể để đánh giá công việc của các bạn chúng. Một điểm quan trọng cần nhấn mạnh là học sinh đang đánh giá với tư cách là độc giả. Nghĩa là chúng sẽ không chỉnh sửa sản phẩm của bạn mà chỉ phản hồi về chất lượng, các hướng sửa chữa hoặc đặt ra các câu hỏi. Học sinh cũng không cần phải tranh cãi hay thảo luận về những điều nhỏ nhặt như vị trí dấu chấm, dấu phẩy, trừ khi nó là yếu tố quan trọng, cản trở khả năng đọc và hiểu.
Điểm này dẫn đến điều quan trọng thứ hai: tập trung vào tổng thể hơn là những mối quan tâm chi tiết nhỏ. Ví dụ, điều quan trọng cần lưu ý là cấu trúc bài viết hay tổng thế sản phẩm hơn là lỗi chính tả ở trang 2. Việc chỉnh sửa, đóng một vai trò quan trọng, nhưng không phải là điều quan trọng nhất. Vì khi học sinh đánh giá lẫn nhau, đôi khi các phản hồi không phải đã hoàn toàn chính xác. Sẽ hữu ích hơn khi đưa ra một tiêu chí hướng dẫn để học sinh tham khảo trước khi đánh giá lẫn nhau. Học sinh được yêu cầu điền vào biểu mẫu sau khi kết thúc hoạt động. Tuy nhiên, sau này khi học sinh đã có một số kinh nghiệm trong quá trình này, chúng có khả năng đưa ra những nhận xét sâu sắc hơn.
- Di chuyển, tạo điều kiện và mở rộng cuộc thảo luận
Hầu hết các giáo viên đều biết điều này, nhưng đánh giá ngang hàng không phải là thời gian nghỉ ngơi. Đây là thời gian để di chuyển và tạo điều kiện cho hoạt động thảo luận. Học sinh cần làm việc theo cặp hoặc nhóm và đặt một số câu hỏi: Bạn có thống nhất trong các tiêu chí đánh giá? Bạn đã làm tốt phần nào và tại sao? Điều này khiến học sinh tham gia nhiều hơn vào quá trình mở rộng một cuộc thảo luận.
- Hoạt động kết thúc, củng cố
Điều quan trọng là để học sinh suy nghĩ về các lỗi, các vấn đề trong sản phẩm của bạn mình và đưa ra các phản hồi có chất lượng. Vào cuối mỗi buổi đánh giá lẫn nhau, tôi tập hợp lại lớp học để cùng suy ngẫm bằng cách hỏi học sinh về hiệu quả hoặc tác động của hoạt động đánh giá đối với chúng và có thêm hướng để sửa đổi. Bởi vì học sinh đã được cung cấp phản hồi từ các bạn trong lớp. Sau đó tôi hỏi những câu hỏi cụ thể hơn về những nội dung mà học sinh đã hiểu rõ và những nội dung cần phải cải thiện. Hoạt động thảo luận kết thúc này củng cố lại bài học và những phản hồi đã đưa ra trong hoạt động đánh giá giúp học sinh rút kinh nghiệm trong các buổi học tiếp theo.
- Đánh giá lẫn nhau qua mạng
Nhiều lớp học giờ đây được trang bị hệ thống quản lý học tập trực tuyến hoặc trang web được thiết kế cá nhân hóa cho các lớp học cụ thể. Một cách hiệu quả là cho phép học sinh upload các sản phẩm học tập, bài viết để các bạn cùng lớp có thể bình luận, nhận xét,… Đây là một cơ hội tốt để học sinh có được các trao đổi, thảo luận về bài làm của bạn mình. Nhiều học sinh hướng nội, rụt rè có cơ hội làm khá tốt trong các hoạt động thảo luận trực tuyến. Khi đó nỗi lo lắng phải trả lời tại chỗ của học sinh được loại bỏ. Học sinh tham gia vào các cuộc thảo luận trực tuyến này nhiều hơn so với hoạt động đánh giá lẫn nhau trong lớp.
Có thực sự đơn giản khi dạy học sinh đánh giá lẫn nhau? Câu trả lời là không, không đề đơn giản chút nào. Liệu nó có phải là một quá trình khó khăn và vô ích? Một lần nữa, cũng không. Với một số quy tắc và hướng dẫn cơ bản, nó sẽ giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc, thảo luận và kỹ năng phê bình, phản biện,… Một số phương pháp bạn tìm được cho công việc đánh giá là gì? Hãy chia sẻ cùng chúng tôi trong phần bình luận bên dưới.
STACIA LEVY
https://thuviengiangday.com dịch