Khi giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập nhóm, điều đó cũng có nghĩa họ có thể mang đến cho học sinh sự tham gia nhiệt tình hoặc biến lớp học trở thành một không gian hỗn loạn. Dưới đây là 5 lời khuyên có thể giúp học sinh tham gia nhiệt tình hơn vào hoạt động nhóm đồng thời kiểm soát một cách hiệu quả các hành vi gây mất trật tự.

Quản lí hoạt động nhóm cũng quan trọng như tổ chức hoạt động nhóm

1. Hãy đưa ra nhiệm vụ học tập một cách rõ ràng và cụ thể
Không có gì phiền phức hơn bằng việc đưa ra các nhiệm vụ học tập và nhìn thấy những cánh tay giơ lên thắc mắc hoặc nghe thấy những lời học sinh phàn nàn như “Chúng em phải làm gì ạ?”. Nếu có thể, hãy hạn chế những giải thích bằng lời ở lúc đầu, nhằm khái quát về nhiệm vụ học tập cũng như quy trình thực hiện. Sau đó, đưa ra những giải thích chi tiết, dễ hiểu hoặc những hướng dẫn được ghi trên giấy cho từng học sinh trong nhóm. Hãy lường trước những câu hỏi có thể phát sinh hoặc những nội dung học sinh dễ nhầm lẫn bằng việc liệt kê danh sách những tình huống có thể xảy ra, cung cấp ví dụ minh họa, hoặc ghi âm những hướng dẫn cho các nhóm để nghe trên iPad (điều này thực sự hữu ích trong lớp học tiếng Anh). Hãy cân nhắc sử dụng kĩ thuật 1-2-3: 1 phút để đọc các hướng dẫn trong im lặng, 2 phút để thảo luận về các hướng dẫn với người khác hoặc với nhóm, và 3 phút để lập kế hoạch giải quyết nhiệm vụ học tập trước khi học sinh yêu cầu sự giúp đỡ từ giáo viên.

2. Yêu cầu sản phẩm đầu ra
Nếu giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm đơn giản chỉ để “thảo luận” thì đó chính là công thức cho những tai họa. Hãy nhớ rằng, nếu học sinh phải làm việc để tạo ra một điều gì đó như: để nộp lại, trình bày hoặc chia sẻ với một nhóm khác, chúng thường ít khả năng nói chuyện riêng mà không liên quan đến nhiệm vụ. Các sản phẩm nên yêu cầu sự tham gia và đóng góp của tất cả các thành viên trong nhóm. Điều này có thể liên quan đến một poster ở giữa bảng và trên đó mọi học sinh ghi lại các ý tưởng của mình, hoặc hoàn thiện một bức tranh cần sự tham gia của nhiều người. Nếu một học sinh đang làm riêng, hãy thông báo rằng bạn sẽ thu lại giấy làm việc của tất cả các nhóm để kiểm tra hoặc công bố khi sau hoạt động kết thúc. Khi hết thời gian làm việc, hãy gọi học sinh một cách ngẫu nhiên như: “người trong nhóm mà có mái tóc ngắn” hoặc “người có ngày sinh nhật gần nhất với giáo viên” để xác định học sinh sẽ được mời trình bày về sản phẩm.

3. Hãy làm mẫu các hoạt động tương tác và chuyển tiếp (giữa các hoạt động)
Việc trình bày (không chỉ bằng lời nói) cho học sinh là cơ chế cơ bản rất quan trọng để tạo nên thành công trong lớp học của bạn. Đó có thể là cách học sinh di chuyển vị trí trong lớp học, hoặc quá trình sử dụng một chiến lược thảo luận hoặc cách để trao đổi khi thực hiện hoạt động “suy nghĩ – thảo luận theo cặp đôi – chia sẻ”. Hãy dành một vài tuần đầu tiên của năm học để tiến hành làm mẫu (ví dụ như cho học sinh di chuyện từ địa điểm này đến địa điểm khác, cho học sinh đi và lấy các dụng cụ học tập, hoặc hướng dẫn học sinh sử dụng công nghệ thông tin đúng cách…). Sử dụng một số học sinh làm mẫu để tạo ra các ví dụ đúng và ví dụ không đúng về các quy định trong giờ học, sau đó cho học sinh thảo luận với “bạn cùng bàn”. Giáo viên đưa ra hoặc cung cấp các mẫu câu được sử dụng trong các cuộc đối thoại nhóm. Đây là sự đầu tư lúc đầu và bạn sẽ thấy được hiệu quả khi học sinh di chuyển, chuyển đổi và đối thoại trong lớp học.

4. Giám sát tiến độ, thời gian và tiếng ồn
Hãy trở thành đối tác tin cậy của học sinh, nếu chúng thể tự kiểm soát tiến độ của nhiệm vụ, thời gian và mức độ tiếng ồn. Bạn có thể đặt một chiếc đồng hồ đếm ngược trên màn hình để giúp học sinh kiểm soát thời gian. Bạn hãy cho học sinh ít thời gian hơn so với thời gian thực tế, điều này buộc chúng phải có tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương trong công việc. Hãy chủ động đi kiểm tra khi thời gian nhiệm vụ sắp hết để thấy nếu xem có nhóm nào cần thêm thời gian không?. Nếu một số nhóm hoàn thành trước các nhóm khác, hãy chủ động đưa ra các câu hỏi mở rộng hoặc thêm nhiệm vụ ở mức độ cao hơn mà không ảnh hưởng đến nhóm khác.

5. Kết hợp xây dựng cộng đồng lớp học
Đôi khi hoạt động nhóm thất bại đơn giản chỉ bởi vì học sinh không biết, không thích hoặc không tôn trọng lẫn nhau. Các hoạt động xây dựng cộng đồng lớp học là rất quan trọng, nhưng nhỏ hơn, những khoảng khắc liên kết nhóm cũng thu được những hiệu quả hữu ích như tăng cường sự gắn kết nhóm, giảm thiểu những căng thẳng, và luyện tập phép lịch sự. Điều này có thể liên quan đến việc sử dụng một gợi ý mở như: “Trước khi em bắt đầu, hãy chia sẻ với các bạn về loại kem mà em yêu thích” hoặc yêu cầu học sinh nắm tay nhau khi chúng hoàn thành từng bước của nhiệm vụ. Xem xét đưa ra những câu hỏi liên kết (mở rộng) vui cho học sinh thảo luận khi chúng hoàn thành công việc. Những câu hỏi liên kết(mở rộng) làm cho học sinh bị cuốn hút vào công việc hoặc cuộc trao đổi, trong khi đó vẫn cung cấp cho học sinh cơ hội để hiểu nhau hơn. Nó có thể liên quan đến nội dung hoặc nhiệm vụ (Ví du như: Ở đâu mà em thấy chủ đề này được khắc họa trong cuộc sống thực hoặc trên các phương tiện truyền thông?) Hoặc lời kêu gọi cho lợi ích chung (Nếu em là người có quyền lực, em sẽ làm gì và tại sao?)
Giáo viên có nhiều hướng để thiết kế và thực hiện hoạt động nhóm một cách có hiệu quả khi họ có được các chiến lược quản lí lớp học phù hợp. Bạn hãy thực hành những bước chúng tôi miêu tả một cách chủ động, nó sẽ khuyến khích sự tham gia của học sinh và hạn chế tình trạng mất trật tự trong lớp học.

Nguyễn Văn Vương – Nguyễn Hữu Long dịch
(Nguồn: https://www.edutopia.org/…/tips-making-group-work-manageabl…)