Mục đích tối thượng của việc dạy học là hiểu.

Tuy nhiên, nhiều khi nói dễ hơn là dạy, đặc biệt là khi chúng ta phải chuẩn bị một nhiều tài liệu trong thời gian ngắn. Chúng ta hi vọng học sinh sẽ hiểu, nếu không phải bây giờ thì trước kì kiểm tra, và chúng ta mong rằng kết quả từ học sinh sẽ cho thấy chúng ta đã làm tốt công việc của mình.

Vấn đề là chúng ta thường dựa vào các bài kiểm tra để đo mức độ hiểu và sau đó, chúng ta dạy tiếp. Không phải lúc nào cũng có thời gian để chỉ ra những hạn chế và lỗi sai sau khi bài kiểm tra được chấm điểm và lúc đó thì đã quá muộn để học sinh quan tâm đến.

Dưới đây là 22 chiến thuật đánh giá đơn giản và các bí kíp giúp bạn trở nên linh hoạt hơn trong việc dạy, chuẩn bị bài giảng và thiết kế chương trình.

  1. Một câu hỏi mở khiến học sinh phải viết/nói

Tránh các câu hỏi Có/ Không và những mẫu câu kiểu như “Điều này có ý nghĩa gì không?” Để đáp lại, học sinh thường trả lời “Có ạ”. Vì thế, đương nhiên là bất ngờ khi một số học sinh sau đó thừa nhận họ không hiểu.

Để giúp học sinh nắm bắt được các ý tưởng trong lớp, hãy đặt những câu hỏi mở đòi hỏi học sinh phải viết hoặc nói. Học sinh chắc chắn sẽ tiết lộ nhiều hơn về mức độ nắm kiến thức.

  1. Yêu cầu học sinh phản hồi

Trong năm phút cuối buổi học, hãy yêu cầu học sinh hồi tưởng lại cả bài học và viết những gì vừa được học. Sau đó, yêu cầu họ nghĩ xem làm thế nào để có thể vận dụng những khái niệm hoặc kĩ năng này trong thực hành.

  1. Sử dụng câu đố

Đưa ra một câu đố ngắn vào cuối buổi học để kiểm tra mức độ hiểu bài.

  1. Yêu cầu học sinh tóm tắt

Cho học sinh tóm tắt hoặc ghi lại các khái niệm và bài học quan trọng. Điều này có thể được làm miệng, trực quan hoặc cách khác.

  1. Dấu hiệu bằng tay

Dấu hiệu bằng tay có thể được sử dụng để định mức hoặc thể hiện sự hiểu bài của học sinh. Học sinh có thể giơ từ một đến năm ngón tay, trong đó năm ngón biểu thị mức độ hiểu cao nhất. Chiến thuật này đòi hỏi sự tham gia của tất cả học sinh và cho phép giáo viên kiểm tra độ hiểu bài trong một nhóm lớn.

  1. Thẻ phản hồi

Thẻ, kí hiệu, bảng trắng, bảng nam châm hoặc các vật dụng khác được đồng thời giơ lên bởi tất cả học sinh trong lớp để cho biết phản hồi của họ đối với một câu hỏi hoặc vấn đề mà giáo viên đưa ra. Sử dụng các công cụ phản hồi, giáo viên có thể dễ dàng ghi lại các phản hồi của từng học sinh trong khi dạy cả nhóm.

  1. Bốn Góc

Sự nắm bắt sơ bộ và đơn giản mức độ hiểu bài của học sinh. Bốn Góc đem lại một cơ hội để học sinh tiến bộ trong khi vẫn cho phép giáo viên theo dõi và đánh giá sự hiểu bài của học sinh.

Giáo viên đưa ra một câu hỏi hoặc một nhận định. Sau đó, học sinh di chuyển đến các góc phù hợp trong lớp để cho thấy phản hồi của mình với vấn đề được nêu. Ví dụ, các góc được chọn có thể bao gồm “Tôi hoàn toàn đồng ý”, “Tôi hoàn toàn không đồng ý”, “Tôi phần nào đồng ý”, “Tôi không chắc chắn”.

  1. Nghĩ – nhóm đôi – chia sẻ (Think – pair – share)

Học sinh có vài phút suy nghĩ về câu hỏi hoặc vấn đề. Tiếp theo, họ bắt cặp với một bạn khác để trao đổi quan điểm trước khi chia sẻ với cả lớp.

  1. Đọc đồng thanh

Các học sinh đánh dấu văn bản để tìm một khái niệm cụ thể và trùng nhau, đọc đồng thanh đoạn văn đã được đánh dấu cùng với giáo viên. Chiến thuật này giúp học sinh phát triển khả năng đọc trôi chảy; phân biệt việc đọc các nhận định và câu hỏi; luyện tập đặt câu, điều chỉnh tốc độ đọc và kĩ năng đọc văn bản.

  1. Một câu hỏi nhanh

Đặt một câu hỏi riêng lẻ với mục đích đặc biệt mà có thể được trả lời trong một hoặc hai phút. Bạn có thể nhanh chóng lướt qua đáp án đã được viết ra để đánh giá độ hiểu của học sinh.

  1. Thảo luận đặt câu hỏi

Học sinh đặt câu hỏi cho một người khác về một chủ đề quan trọng hoặc một văn bản được chọn. Các câu hỏi khởi đầu một cuộc đối thoại mà sẽ tiếp tục với một chuỗi những phản hồi và câu hỏi thêm. Học sinh học được cách đặt câu hỏi nêu bật được các vấn đề để tạo điều kiện cho cuộc tranh luận của chính họ và dẫn đến một hiểu biết mới.

  1. Phản hồi 3-2-1

Học sinh nghĩ xem mình học được gì bằng cách phản hồi với một gợi ý vào cuối buổi học: 3) những điều họ đã học được từ tiết học của bạn; 2) những điều họ muốn biết thêm; 1) các câu hỏi mà họ đặt ra. Gợi ý kích thích sự phản hồi của học sinh trong buổi học và giúp điều chỉnh quá trình học tập.

  1. Một vé qua cửa

Học sinh viết phản hồi với một gợi ý đặc biệt trong một khoảng thời gian ngắn. Giáo viên thu thập các phản hồi như là một “vé qua cửa” để kiểm tra độ hiểu của học sinh về một khái niệm đã dạy. Bài tập này nhanh chóng sản sinh ra nhiều ý tưởng mà có thể biến thành một bài viết dài hơn sau đó.

  1. Phản hồi bằng bài viết

Học sinh viết các phản hồi trong một tiết học, ví dụ như những gì họ đã học được, những khó khăn, các chiến thuật mà họ thấy hữu ích hoặc những chủ đề khác liên quan đến bài học. Học sinh có thể phản hồi và điều chỉnh các tiết học. Bằng cách đọc các bài viết của học sinh, giáo viên có thể xác định sự hiểu sai và thành công của cả lớp cũng như từng người.

  1. Đánh giá bằng kiểm tra giấy

Học sinh phản hồi một cách cá nhân đến các đánh giá ngắn về kĩ năng và kiến thức đã được dạy trong tiết học thông qua kiểm tra giấy. Giáo viên có thể quyết định cho học sinh tự chữa bài. Giáo viên thu thập các kết quả đánh giá để theo dõi sự tiến bộ cá nhân và định hình sự hướng dẫn trong tương lai.

Cả học sinh và giáo viên có thể đánh giá nhanh việc học sinh có đạt được kiến thức và kĩ năng mong đợi hay không. Đây là một kiểu đánh giá cấu trúc, vì thế mà điểm số không phải mục đích được kì vọng.

  1. Kiểm tra nhận thức sai

Trình bày cho học sinh những sự nhận thức sai thường thấy hoặc dự đoán về một khái niệm bạn đang chuẩn bị. Hỏi họ đồng ý hay không đồng ý và giải thích vì sao.

  1. Gợi ý loại suy

Một cách định kì, hãy trình bày cho học sinh với gợi ý loại suy: “khái niệm được đề cập đến có thể là___ bởi vì ___.”

  1. Luyện tập thường xuyên

Kiểm tra xem học sinh có hiểu không ít nhất ba lần trong một tiết học.

  1. Sử dụng đa dạng

Giáo viên nên sử dụng đủ các công cụ cá nhân và cả nhóm để kiểm tra độ hiểu mà họ biết chính xác rằng học sinh biết. Thêm nữa, điều này tức là trong suốt một tiết, không nên lặp lại cùng một công cụ.

  1. Hãy thực hiện hiệu quả

Bài kiểm tra thực sự đó là bạn có thể điều chỉnh khóa học hoặc tiếp tục trong khi chuẩn bị dựa trên thông tin nhận được trong mỗi lần kiểm tra. Bạn có cần dừng lại hay bắt đầu lại? Gọi một số học sinh ra khoảng ba phút để dạy lại? Hay tiếp tục?

  1. Sự hướng dẫn của các bạn

Có lẽ phương pháp chính xác nhất để kiểm tra sự hiểu của học sinh đó là cho một học sinh thử dạy một học sinh khác về những gì em ấy vừa học. Nếu em ấy thành công, rõ ràng là em ấy đã hiểu bài.

  1. “Phân định rành mạch những gì bạn thực sự hiểu và không hiểu”

Dù vẽ một biểu đồ, một bản đồ hay sử dụng những phương tiện khác, hãy cho học sinh không chỉ đơn giản là liệt kê những gì họ nghĩ họ biết mà còn những gì họ không biết. Điều này nghe thì đơn giản nhưng thực tế thì chúng ta thường không chú ý đến những điều mà mình không biết.

Học sinh cũng thường biết nhiều hơn hoặc ít hơn mức họ có thể xác định ở bản thân, điều đó khiến chiến thuật này hơi khó khăn một chút. Tuy nhiên, cũng ổn thôi – mục tiêu không phải là để chính xác và đầy đủ trong quá trình tự đánh giá của học sinh, mục tiêu là bạn có được cái nhìn sâu sắc về những gì họ biết và không biết.

Nhìn thấy những gì họ thậm chí có thể bắt đầu tự trình bày là một điểm khởi đầu tuyệt vời ở đây.

Đặng Thanh Hiền dịch

(Nguồn: http://www.teachthought.com/technology/20-simple-assessment-strategies-can-use-every-day/)