Có rất nhiều quyết định được đưa ra nhân danh học sinh nhưng nó có thực sự là vì học sinh? Khái niệm về Quyền của học sinh dường như vẫn còn là điều gì đó khá mới mẻ. Nếu muốn những quyền đó có hiệu lực trên thực tế thì nó phải xuất phát từ chính học sinh chứ không phải từ những người làm chính sách.

Trước hết, đó là là một cơ chế để trao quyền cho học sinh trong các trường học trên cả nước được nói lên ý kiến ​​và nhu cầu của mình. Nó thúc đẩy tiến bộ giáo dục một cách toàn diện. Mục đích nhằm cải thiện việc học tập trong các trường học thông qua sự tự chủ và sự tham gia của học sinh. Học sinh là một con người và chúng cũng có những quyền cơ bản. Nếu chúng ta muốn các thế hệ tương lai là những công dân có hiểu biết, có trách nhiệm, chúng ta nên đối xử với học sinh theo cách đó ngay từ đầu.

“Tiếng nói học sinh” là tổ chức do học sinh điều hành đã ra đời nhằm thúc đẩy sáng kiến ​​này. 11 quyền dưới đây nhằm hướng tới sự thay đổi trong tương lai của giáo dục bằng cách xây dựng quyền của học sinh:

1. Tự do biểu đạt. Bạn muốn biết học sinh thực sự nghĩ gì và muốn gì? Hãy để học sinh nói ra, bạn sẽ nhận được câu trả lời sâu sắc và chi tiết hơn rất nhiều so với những câu hỏi phỏng vấn hay những phiếu điều tra được thiết kế sẵn. Các trường học phải chịu trách nhiệm để học sinh có cơ hội bày tỏ quan điểm. Học sinh có thể bày tỏ ý tưởng của mình và nói lên kinh nghiệm của mình mà không sợ hãi hay đàn áp, trù dập từ giáo viên.

2. An toàn và các phúc lợi. Theo Trung tâm Kiểm soát và Điều tra hành vi rủi ro, gần đây nhiều học sinh hơn bao giờ hết cảm thấy không an toàn ở trường. 19 % phần trăm lo sợ bị bắt nạt ở trường. Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia cũng báo cáo rằng tự tử là nguyên nhân hàng thứ ba gây tử vong ở học sinh và 11% ở sinh viên. Học sinh cần được an toàn và được hỗ trợ ở trường, cả về thể chất và tinh thần.

3. Không bị đe dọa về thân thể. Theo Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, khoảng 200.000 học sinh phải đối mặt với hình phạt về thể chất trong năm 2006; trong đó, 39.000 là học sinh khuyết tật. Đại đa số giáo viên đều cho rằng, họ làm như vậy vì tình yêu giúp học sinh phát triển và thành công. Tuy nhiên, vẫn còn những hình thức xâm phạm thân thể học sinh một cách không thể chấp nhanajd được, và chúng ta cần phải hành động nhiều hơn để kết thúc nó. Học sinh có quyền đối xử công bằng và không bị ép buộc hay đe dọa.

4. Phong cách học tập cá nhân. Tỷ lệ các cố vấn trường học cho học sinh là 1/478. Hơn nữa, của 5 trường thì có 1 trường trung học không có cố vấn nào. Sự thiếu hỗ trợ này là một gánh nặng đáng kể đối với học sinh nhất là học sinh có thu nhập thấp. Kết quả là, nhiều học sinh thông minh và có khả năng nhưng không bao giờ có được cơ hội vì không có người đồng hành, giúp đỡ để học sinh vươn lên. Tất nhiên, việc học tập cá nhân rộng hơn nhiều so với yêu cầu về cố vấn học tập. Việc cá nhân hóa quá trình học tập, trước hết là về hỗ trợ học sinh với tư cách cá nhân. Như Ken Robinson đã nói, câu trả lời không phải là chuẩn hóa giáo dục, mà là cá nhân hóa và điều chỉnh nó theo nhu cầu của từng học sinh và từng cộng đồng. 

5. Sự tham gia của học sinh. Bất kỳ hoạt động thảo luận nào về quyền học sinh cần phải có sự tham gia của học sinh. Học sinh cần được thông báo về các chính sách và có đóng góp vào các quyết định. Sự khác biệt giữa thử nghiệm và đổi mới trong giáo dục là thay vì biến học sinh thành chuột bạch, học sinh sẽ trở thành đối tác đích thực của sự thay đổi. Học sinh phải có quyền định hình các tổ chức và tương lai của chính chúng.

6. Thông tin và quyền riêng tư. Điểm số và kết quả học tập luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp giáo viên xác định học sinh của mình cần gì để giúp học sinh cải thiện. Trong thời đại kỹ thuật số, chúng ta phải đảm bảo rằng học sinh có quyền kiểm soát thông tin của chúng và bảo vệ học sinh khỏi sự xâm phạm quyền riêng tư hoặc lạm dụng.

7. Việc làm. Một trong số các mục tiêu của giáo dục là mang đến cho học sinh cơ hội tìm kiếm được công việc có ý nghĩa để hỗ trợ bản thân và gia đình. Giáo dục phải giúp cho học sinh chuẩn bị những yếu tố cần thiết cho công việc trong tương lai.

8. Quyền tham gia của công dân. Đôi khi chúng ta cho rằng các vấn đề chính trị hay quyền công dân là những công việc của người lớn! Hãy để học sinh bắt đầu thực hiện các quyền của mình từ khi vẫn còn đi học. Học sinh có quyền học hỏi bằng cách cải thiện cộng đồng và xã hội đang sống mà không cần phải đợi đến sau khi tốt nghiệp.

9. Đánh giá công bằng. Đánh giá giúp đảm bảo chúng ta thực hiện cam kết về sự công bằng; rằng không có học sinh nào bị bỏ lại phía sau, bất chấp nền tảng gia đình và nguồn gốc xuất thân. Các đánh giá hiện tại có thể không đầy đủ, thậm chí gây bất lợi cho các mục tiêu đó. Ví dụ, các bài thi chuyển cấp, thi đại học hiện nay không phản ánh đúng năng lực của học sinh mà chỉ đo được mức độ ghi nhớ hoặc vận dụng kiến thức đơn thuần. Đánh giá nên tạo ra động lực cho học sinh chứ không phải là cách khiến học sinh cảm thấy tồi tệ về bản thân. Học sinh có quyền thể hiện năng lực của bản thân theo nhiều cách khác nhau.

10. Tiếp cận công nghệ. Khi chúng ta có điện thoại thông minh và tài khoản Instagram không có nghĩa là thế hệ của chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ để dẫn dắt những đổi mới của thế kỷ này. Chúng ta cần truy cập internet tốc độ cao, cần các thiết bị và phần mềm cập nhật trong các trường học và chúng ta cần nó ngay hôm nay. 

11. Nền giáo dục đa dạng và toàn diện. Thế hệ của chúng ta đang đối diện với những tác động của quá trình toàn cầu hóa. Các trường học của chúng ta sẽ thấy sự thay đổi này trước tiên, và chúng ta phải đảm bảo rằng học sinh được thụ hưởng một nền giáo dục đa dạng và toán diện. Một nền giáo dục với sự bình đẳng, không còn phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, phân biệt giai cấp, và các tệ nạn khác. Để lớp học thực sự là nơi mà học sinh có thể cùng nhau học hỏi.

Những quyền của học sinh này là một hành lang cho phép học sinh tham gia thay đổi trường học và được lắng nghe. Chúng ta hiện có hơn 20 triệu học sinh, nếu học sinh thực sự được coi là đồng minh thay vì là vật thí nghiệm, hãy cố gắng mang lại cho các em đầy đủ các quyền này. Việc thực hiện các quyền này sẽ mang lại một nền giáo dục hoàn hảo hơn cho tất cả mọi người. 

Erik Martin

https://thuviengiangday.com dịch