Trong phần dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với các thầy cô giáo một số hoạt động thú vị và hấp dẫn để khám phá sự sáng tạo của học sinh trong mỗi tiết học.

  1. BRAINSTORM (ĐỘNG NÃO)

Cho dù giáo viên đang làm việc cá nhân hay hợp tác với những người khác, động não là một phương pháp hiệu quả để khơi nguồn sáng tạo. Hãy để tâm trí của bạn được mở rộng, hãy để sự liên tưởng được đi xa, hãy để những ý tưởng không bị giới hạn, có thể bạn chưa tìm ra được đáp án, nhưng việc động não sẽ giúp bộ não của bạn ngày càng sáng tạo hơn.

  1. SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ

Công nghệ là một công cụ tuyệt vời để thúc đẩy sự sáng tạo trong mỗi tiết học. Nó có thể được sử dụng để tìm ý tưởng, động não và sáng tạo ra sản phẩm cuối cùng. Hãy vượt qua sự ngại ngần và những giới hạn, hãy mạnh dạn áp dụng công nghệ vào tiết học của bạn.

  1. ĐƯA RA CÁC GIẢ THUYẾT

Tạo ra các giả thuyết và các tình huống giả định là một cách để sáng tạo. Khi đó, bạn sẽ xem xét những vấn đề gì có thể xảy ra, các giải pháp tiềm năng và các phản ứng phù hợp, điều đó sẽ mở ra những hướng suy nghĩ hoàn toàn mới.

  1. BƯỚC RA KHỎI LỚP HỌC

Những bài học tốt nhất đôi khi lại diễn ra bên ngoài lớp học. Những chuyến đi thực tế thú vị hoặc thậm chí chỉ là một hoạt động đi dạo hay quan sát bên ngoài trường học cũng có thể giúp học sinh học hỏi những điều mới mẻ và thú vị.

  1. SỬ DỤNG CÂU ĐỐ VÀ TRÒ CHƠI

Khi học sinh vui vẻ, chúng sẽ coi việc học như một trò chơi mà quên rằng mình đang học. Các câu đố và trò chơi có thể thách thức học sinh tư duy sáng tạo nhưng cũng mang lại sự sự vui tươi như hoạt động giải trí giúp các em có động lực hơn để tiếp tục học tập và làm việc.

  1. SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY

Bản đồ tư duy có thể giúp học sinh trong việc phân loại các ý tưởng. Nhận ra đâu là ý tưởng chính và mở rộng ý tưởng đó một cách sáng tạo.

  1. ĐÓNG KỊCH

Trí tưởng tượng sẽ đưa con người ta đến với sự sáng tạo. Hoạt động đóng kịch khuyến khích học sinh tưởng tượng, nhập thân vào nhân vật, đưa ra các phản ứng nhanh. Đó là cách để giúp trí óc hoạt động và sáng tạo.

  1. SÁNG TÁC TRUYỆN TRANH

Các cuốn truyện tranh thường yêu cầu học sinh sử dụng trí tưởng tượng của mình để kể lại dưới dạng hình ảnh. Bằng cách đó, học sinh sẽ biết cách biểu đạt bằng một hình thức giao tiếp mới mà các em có thể không sử dụng hàng ngày.

  1. HÃY LÀM LẠI KHI THẤT BẠI

Đôi khi, một ý tưởng không thực sự xuất sắc lại là cách giúp học sinh quay lại với các bước làm. Giúp học sinh quay lại những ý tưởng thất bại và tìm ra cách để cải thiện, khắc phục những sai lầm. Bằng cách đó, bộ não sẽ tránh mắc phải những lỗi sai tương tự trong tương lai và học được từ chính những thất bại đó.

  1. HỌC TẬP NGOÀI LỚP HỌC

Học sinh không được ngừng học sau khi rời lớp học và trở về nhà. Khuyến khích học sinh đến thư viện, đọc sách, tham quan các di tích hay theo đuổi sở thích đam mê và và không ngừng học hỏi.

  1. LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC

Xoay chuyển tình huống có thể là một cách thú vị thúc đẩy học sinh luôn cố gắng. Nó sẽ cho học sinh thấy nhiều quan điểm và yêu cầu tư duy sáng tạo.

  1. KẾT NỐI Ý TƯỞNG

Những kiến thức mà học sinh học được đều được kết nối theo một cách nào đó. Hãy giúp các em kết nối giữa các môn học và tìm ra các liên kết sáng tạo trong kiến ​​thức của mình.

  1. HÃY ĐỂ HỌC SINH ĐI TÌM GIẢI PHÁP

Còn gì sáng tạo hơn là những phát minh, sáng chế? Thay vì giảng bài, học thuộc, hãy cho học sinh tự tìm kiếm tài liệu và yêu cầu đưa ra giải pháp sáng tạo cho vấn đề bạn đặt ra.

  1. LÀM MỚI CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC

Các tác phẩm kinh điển rất hay, nhưng đôi khi học sinh khó tiếp cận, liên tưởng và hiểu chúng. Hãy đưa ra những cách mới để tiếp cận các tác phẩm thông qua hình ảnh, hiện đại hóa hoặc những ý tưởng thú vị khác.

  1. GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ THỰC TẾ

Rất nhiều điều học sinh học ở trường dường như chẳng phục vụ điều gì cho cuộc sống của học sinh. Điều này có thể làm học sinh bị mất hứng thú. Hãy thay đổi nó bằng cách yêu cầu học sinh sử dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong thế giới thực.

  1. KỂ CHUYỆN

Mọi thứ trở nên thú vị hơn khi được gắn với một câu chuyện. Ngay cả toán học cũng có thể liên quan đến các câu chuyện nếu bạn có óc sáng tạo.

  1. HỌC BẰNG TẤT CẢ GIÁC QUAN

Học tập có thể là một trải nghiệm đa giác quan khi học sinh nắm bắt mọi thứ từ xúc giác, vị giác, khứu giác, cảm giác, thị giác trong bài học của mình. Bằng cách đó, việc tiếp cận kiến thức sẽ trở nên sâu sắc hơn rất nhiều.

  1. ĐI RA NGOÀI

Phá vỡ sự đơn điệu của ngày học bằng cách ra ngoài và tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên. Hoặc, hãy dành thời gian để ngồi thiền hay đơn giản là không làm gì cả.

  1. DẠY HỌC TÍCH CỰC

Học sinh khó cảm thấy nhàm chán khi chúng đang tham gia tích cực vào bài giảng. Các hoạt động thực hành, cung cấp nhiều phản hồi là cách hiệu quả để truyền cảm hứng học tập cho hócinh.

  1. CHO HỌC SINH BIẾT BƯỚC TIẾP THEO

Giúp học sinh theo đuổi các ý tưởng sáng tạo bằng cách chỉ cho chúng các bước tiếp theo để phát triển các ý tưởng thành những sản phẩm của sự sáng tạo.


Các ý tưởng sáng tạo trong dạy học: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ý TƯỞNG VÀ CÔNG CỤ: https://taotailieu.com/tai-lieu/tai-lieu-hoat-dong-day-hoc-y-tuong-va-cong-cu/

Trang chủ