Ghi nhớ những nội dung trong sách giáo khoa – một hình thức học tập đã lỗi thời, xưa cũ. Nó tiêu tốn thời gian của học sinh, giáo viên khi mọi người phải cố gắng nhồi nhét kiến thức nhưng không giúp hình thành các năng lực ở người học.
Ngày na, có nhiều kỹ thuật học tập thú vị và hấp dẫn hơn để giúp học sinh học tập tốt và phát triển các năng lực của người học. Dưới đây là một số kĩ thuật như vậy:
Lời khuyên số 1: Gạch chân trong quá trình đọc
Gạch chân là một trong những mẹo sử dụng trong học tập rất đơn giản và khá phổ biến. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh, dùng bút gạch chân hoặc đánh dấu để làm nổi bật những phần quan trọng nhất trong nội dung mà học sinh đang đọc. Tốt nhất là học sinh nên đọc toàn bộ nội dung bài học trước khi cân nhắc đến việc gạch chân. Chỉ khi đọc lần thứ hai, học sinh mới nhận ra những điều gì là đáng chú ý nhất.
Gạch chân hay đánh dấu là cách hiệu quả để học sinh tăng sự chủ động trong quá trình học tập. Học sinh không cần thiết phải bôi đậm cả một đoạn văn, chúng chỉ nên highlight một câu quan trọng và một vài cụm từ quan trọng trong câu.
Lời khuyên số 2: Tạo ra cách ghi chép hiệu quả
Ghi chép là một trong các kỹ năng nghiên cứu cần thiết đối với học sinh. Về cơ bản mục tiêu của việc ghi chép là tóm tắt bài học hoặc bài giảng bằng ngôn ngữ của riêng cá nhân vì vậy mà mình có thể ghi nhớ dễ dàng các ý. Điều cốt yếu là làm sao để có thể tóm tắt nội dung càng nhanh càng tốt mà không bỏ sót các thông tin chính nào.
Khi tạo các ghi chép, chúng ta có thể sáng tạo theo cách truyền thống bằng bút và giấy hoặc là sử dụng một công cụ online trên máy tính.
Lời khuyên số 3: Sơ đồ tư duy
Sơ đồ Tư duy có thể giúp chúng ta tiết kiệm thời giờ học tập và củng cố thêm kiến thức cho bài kiểm tra. Sơ đồ Tư duy là một công cụ cực kỳ linh hoạt. Nó có thể được sử dụng để triển khai kỹ thuật động não (brainstorming), hoặc lập dàn ý bài luận hoặc các chủ đề cho các kỳ thi nói chung.
Lời khuyên số 4: Sử dụng các thẻ flashcasd
Sử dụng flashcard là một phương pháp học tập hữu hiệu đặc biệt khi mà chúng ta muốn hấp thu các sự kiện, ngày tháng, công thức hoặc từ vựng. Các môn học như Lịch sử, Vật lý, Toán, Hóa học, Địa lý hay bất kỳ môn ngôn ngữ nào sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu chúng ta kết hợp flashcard vào học tập.
Các flashcard được thiết kế online cho phép chúng ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức để tạo ra các flashcard cho riêng mình. Hơn hết chúng cho phép ta có thể vào xem trực tuyến bất cứ lúc nào 24/7.
Lời khuyên số 5: Nghiên cứu trường hợp (Case Studies)
Đôi khi thật khó để nắm được các ý của một số lý thuyết. Đây là lúc để nghiên cứu bài học phát huy tác dụng. Nghiên cứu trường hợp giúp chúng ta hình dung ra một lý thuyết và đặt chúng trong một ngữ cảnh thực tế và thân thuộc hơn. Đặc biệt là trong những môn về kinh doanh hay lịch sử, giáo dục công dân,…
Nghiên cứu trường hợp cụ thể mang lại lợi ích to lớn trong quá trình nghiên cứu những vấn đề lý thuyết thuần túy. Theo cách này chúng ta có thể hiểu rõ hơn ứng dụng của lý thuyết và nội dung của các luận điểm.
Lời khuyên số 6: Sử dụng các câu hỏi
Các câu hỏi là một cách tuyệt vời để ôn tập những ghi chép hàng tuần và hàng ngày trước một kỳ thi. Câu hỏi có thể chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình, vì vậy nó cho phép chúng ta tập trung nỗ lực chính xác hơn. Khi học sinh chia sẻ những câu hỏi nghiên cứu với các bạn cùng lớp và kiểm tra lẫn nhau, chúng có thể phát hiện thêm nhiều chi tiết bị bỏ quên. Vì vậy trước các kỳ thi, hãy tạo cơ hội để học sinh tạo ra và chia sẻ một loạt các câu hỏi khác nhau với bạn của mình.
Lời khuyên số 7: Kỹ thuật động não (Brainstorming)
Đây là một kỹ thuật học tập hiệu quả để bắt đầu bài học hoặc để mở rộng các kiến thức của bất kỳ chủ đề nào. Chỉ cần chia học sinh theo nhóm và nêu ra ý tưởng một cách thoải mái, sẽ không có câu trả lời sai trong brainstorming – học sinh sẽ được tư duy một cách tự do và không bị giới hạn..
Có những ý tưởng ban đầu rất thú vị nhưng ngay sau đó sẽ bị loại bỏ và ngược lại, có những ý tưởng mới được đưa ra khá kỳ quặc nhưng sau đó lại trở thành những giải pháp tuyệt vời.
Lời khuyên số 8: Quy tắc hồi tưởng (Mnemonic)
Quy tắc hồi tưởng Mnemomic hữu dụng đặc biệt khi ghi nhớ các danh sách hoặc nhiều chuỗi thông tin. Quy tắc cơ bản vận hành dựa trên việc kết hợp các khái niệm nhất định với các khái niệm khác mà chúng ta quen thuộc hơn. Có rất nhiều cách để tạo nên hồi tưởng và chúng có thể được cá nhân hóa cho từng người sử dụng.
Một ví dụ điển hình là quy tắc ‘Richard of York Gave Battle In Vain’. Là một sự trợ giúp việc ghi nhớ các màu sắc cơ bản: Đỏ, Cam, Vàng, Lục, Lam, chàm, Tím.
Lời khuyên số 9: Đặt mục tiêu cho việc học
Đây là một trong những kỹ năng học tập hiệu quả nhất nhưng cũng hay bị bỏ quên nhất. Tạo một bảng thời gian biểu học tập sẽ nhắc nhở chúng ta mục tiêu và thời gian cụ thể thực hiện để đạt được mục tiêu đó. Có một thời gian biểu rõ ràng sẽ tạo ra một nguồn động lực tuyệt vời.
Lời khuyên số 10: Vẽ/trực quan hóa
Nhiều học sinh sẽ cảm thấy ghi nhớ bằng hình dễ dàng hơn bằng chữ, đó là lý do tại sao chúng ta có thể ghi nhớ nội dung tốt hơn nếu chúng được liên kết với tranh ảnh hoặc hình vẽ.
Các phương pháp trên không mới nhưng rất phổ biến cho học sinh. Tuy nhiên, cái mới là cách chúng ta sử dụng chúng như thế nào. Ngày nay công nghệ hiện đại đã thay đổi cách chúng ta tương tác với những kỹ thuật học tập này.Hãy mạnh dạn thử nghiệm và kết hợp sử dụng trong quá trình nghiên cứu, học tập của mình.
Tác giả: Diego Santos
https://thuviengiangday.com – dịch