Làm hiệu trưởng tức là phải đối mặt với thử thách. Nó không đơn giản là một công việc. Nó phải đối mặt với áp lực cao điều mà hầu hết mọi người đều không sẵn sàng để đối mặt và giải quyết nó. Những công việc của hiệu trưởng có thể nằm trong một bảng mô tả nhưng họ còn phải làm nhiều hơn như vậy, họ phải hiểu về giáo viên, học sinh, phụ huynh. Họ phải ra quyết định và chịu trách nhiệm cho những quyết định của mình.
Một hiệu trưởng thành công luôn làm mọi việc một cách khác biệt. Không giống như bất kì một nghề nghiệp nào khác nó có những kĩ năng đặc thù mà thiếu nó hiệu trưởng sẽ không thể thành công trong công việc.
Hầu hết các hiệu trưởng đều ở vị trí lưng chừng của các giới hạn. Một hiệu trưởng suất sắc phải có những cách tư duy khác biệt và triết lí lãnh đạo cho phép họ thành công. Họ có thể kết hợp các kĩ thuật, chiến thuật để làm cho chính họ và những người xung quanh trở nên hoàn thiện hơn và đạt đến thành công.
- Họ luôn tạo dựng xung quanh mình những đồng nghiệp là những giáo viên tốt
Việc tuyển chọn được những giáo viên tốt khiến cho công việc của hiệu trưởng trở nên dễ dàng hơn ở mọi góc độ. Những giáo viên tốt thường là những người có kỉ luật, có khả năng giao tiếp tốt với phụ huynh và mang đến cho học sinh những cơ hội giáo dục công bằng. Điều này khiến cho công việc hiệu trưởng bớt đi những khó khăn.
Khi là một hiệu trưởng bạn muốn xây dựng đội ngũ giáo viên mà bạn biết rằng họ tận tâm, cam kết với công việc và làm việc hiệu quả. Bạn muốn các giáo viên không chỉ hoàn thành công việc mà còn vượt các yêu cầu để mang lại thành công cho học sinh. Một hiệu trưởng như vậy với những đồng nghiệp như vậy chắc chắn sẽ thành công trong vị trí lãnh đạo của mình.
- Lãnh đạo bằng việc làm gương
Khi là một hiệu trưởng bạn phải dẫn dắt một tập thể với nhiều suy nghĩ phẩm chất, năng lực khác nhau. Bạn luôn phải đối mặt với sự nhìn nhận đánh giá từ các đồng nghiệp. Việc xây dựng uy tín, danh dự là điều khá khó khăn.
Bạn có thể trở thành người đầu tiên đến trường và là người cuối cùng dời trường sau một ngày? Đó là điều cần thiết để những người khác biết rằng bạn có thực sự tâm huyết với công việc. Hãy luôn nở nụ cười giữ một thái độ tích cực, giải quyết mọi việc với sự bình tĩnh và kiên trì. Luôn duy trì tác phong chuyên nghiệp, tôn trọng những người xung quanh, khuyến khích sự khác biệt trở thành hình mẫu cho những phẩm chất mà bạn muốn hình thành trong cộng đồng trường học. Đó là cách để trở thành một hiệu trưởng thành công.
- Suy nghĩ một cách khác biệt
Đừng bao giờ giới hạn khả năng của bản thân mình, giới hạn khả năng của các giáo viên cũng như học sinh. Luôn luôn khuyến khích và tìm kiếm sự sáng tạo để giải quyết các công việc. Không cảm thấy sợ hãi khi phải suy nghĩ một cách khác đi. Khuyến khích giáo viên luôn đổi mới. Một hiệu trưởng thành công là một người có tài trong việc giải quyết các vấn đề, những câu trả lời không phải lúc nào cũng dễ dàng. Bạn phải luôn tìm kiếm những phương thức sáng tạo, những cách thức tiếp cận mới để đáp ứng những đòi hỏi của công việc. Một hiệu trưởng tốt sẽ không bao giờ phủ nhận ý kiến của người khác hay cấm người khác lên tiếng. Thay vì đó họ luôn tìm kiếm những giá trị đến từ những người khác, tìm kiếm những giải pháp mang tính đột phá để giải quyết một vấn đề.
- Làm việc với người khác
Khi làm người hiệu trưởng bạn phải học cách để làm việc với nhiều người khác nhau. Mỗi một người lại có một cá tính mà bạn phải học cách để làm việc hiệu quả với họ. Một hiệu trưởng tốt là người có khả năng đọc được tâm lý người khác, hiểu được đâu là động lực là nguồn cảm hứng cho họ và biết cách ươm mầm những tiềm năng, thúc đẩy họ đến thành công. Hiệu trưởng cũng phải làm việc với những người khó tính đòi hỏi bạn phải có kĩ năng lắng nghe, tôn trọng những phản hồi và sử dụng nó để điều chỉnh công việc. Hiệu trưởng cũng là người đứng mũi chịu sào đại diện cho nhà trường trong việc giải quyết các mối quan hệ với cộng đồng.
- Trao quyền
Là hiệu trưởng có thể là công việc thử thách nhất trong nhà trường. Một cách rất thường xuyên hiệu trưởng phải đối mặt với những tình huống khó khăn, họ có sự kì vọng cao về các vấn đề và cho phép đồng nghiệp được phép chịu trách nhiệm. Các hiệu trưởng thành công là những người có thể bỏ qua những vấn đề không quan trọng. Điều đầu tiên họ có thể chuyển đổi những trọng trách, trách nhiệm, trao quyền cho các đồng nghiệp. Tiếp theo hiệu trưởng có khả năng chịu trách nhiệm cho các dự án về kế hoạch mà họ biết rằng nó phù hợp với năng lực của đồng nghiệp. Cuối cùng việc trao quyền sẽ làm giảm áp lực công việc, giảm những căng thẳng từ công việc.
- Sáng tạo và duy trì các nội quy
Mỗi hiệu trưởng thường đóng vai trò là người tạo ra các nội quy. Mỗi trường học lại có những nội quy và chính sách khác biệt. Việc xây dựng các nội quy chỉ đạt hiệu quả khi nó được thúc đẩy bởi hệ thống phần thưởng và hình phạt. Hầu hết các hiệu trưởng đều dành phần lớn thời gian trong ngày để giải quyết các vấn đề liên quan đến kỉ luật. Các nội quy nên được nhìn nhận giống như một yếu tố tác động làm gián đoạn việc học tập. Hiệu trưởng thành công là người luôn tích cực trong việc tạo nên các nội quy và duy trì kỉ luật của học sinh. Họ luôn nhận ra các vấn đề tiềm tàng, chủ động giải quyết nó trước khi nó xảy đến.
- Luôn tìm kiếm những giải pháp lâu dài khi giải quyết mọi vấn đề
Việc giải quyết vấn đề mang tính tình thế hiếm khi là một giải pháp tốt, các giải pháp lâu dài đòi hỏi nhiều thời gian, sự suy ngẫm và sự nỗ lực. Tuy nhiên chúng lại giúp hiệu trưởng tiết kiệm được thời gian vì không phải gặp lại nó ở trong tương lai. Việc giải quyết được những vấn đề nhỏ sẽ giúp giải quyết được những vấn đề tổng thể. Họ luôn dựa vào hoàn cảnh cụ thể tìm ra nguyên nhân và giải pháp. Họ hiểu và quan tâm đến những vấn đề cơ bản và giảm thiểu những hậu quả của nó trong tương lai
- Trở thành trung tâm của các nguồn thông tin
Hiệu trưởng phải là chuuyên gia trong rất nhiều các khía cạnh bao gồm cả chuyên môn và quản lý. Những hiệu trưởng thành công đều là những người làm chủ thông tin. Họ luôn cập nhật những nghiên cứu mới nhất về giáo dục, về công nghệ và các xu hướng. Hiệu trưởng nên có ít nhất kiến thức chuyên môn về một lĩnh vực nào đó. Họ luôn theo dõi những thay đổi về mặt chính sách. Họ luôn đồng hành cùng giáo viên, chia sẻ các kĩ năng và kinh nghiệm giảng dạy và lan tỏa những kinh nghiệm thành công. Giáo viên sẽ chỉ tôn trọng những hiệu trưởng có hiểu biết về công việc giảng dạy. Họ sẽ trân trọng những hiệu trưởng có khả năng đưa ra được các giải pháp mang tính ứng dụng cao, giúp họ giải quyết các vấn đề trong lớp học và trong cuộc sống.
- Duy trì kênh liên lạc
Là hiệu trưởng bạn thực sự bận rộn với các công việc, đôi khi bạn muốn đóng chặt cửa phòng để tránh mọi sự phiền phức để có được sự tập trung. Điều này hoàn toàn có thể chấp nhận được miễn là nó không phải là thói quen. Vì sao? Vì hiệu trưởng phải giải quyết hàng tá vấn đề đến từ giáo viên, học sinh, phụ huynh…hiệu trưởng hãy mở rộng cánh cửa và sẵn sàng tiếp nhận phản hồi từ mọi phía. Những hiệu trưởng thành công luôn hiểu rằng việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực với mọi người là chìa khóa để tạo nên một cộng đồng trường học thành công. Hãy đưa ra những đòi hỏi cao về công việc và hãy mở rộng cánh cửa để mọi người đến và tìm sự hỗ trợ. Mọi người sẽ tìm đến hiệu trưởng mỗi khi họ cần có sự giúp đỡ. Luôn luôn làm cho bản thân mình trở nên sẵn sàng, luôn luôn là một người biết lắng nghe và điều quan trọng nhất là người có khả năng tư vấn và giúp đỡ.
- Luôn đặt học sinh lên trên hết
Những hiệu trưởng thành công luôn coi học sinh là số 1 trong thứ tự ưu tiên. Họ không bao giờ đánh đổi học sinh cho các giá trị khác. Tất cả sự kì vọng, những mong muốn và hành động mà họ làm là vì học sinh. Sự an toàn, sức khỏe, sự tiến bộ trong học tập là những giá trị cốt lõi mà họ theo đuổi. Mọi quyết định mà họ đưa ra đều mong muốn tạo dựng những điều tốt đẹp cho học sinh. Chúng ta là những người luôn đồng hành hỗ trợ và giáo dục tất cả học sinh trong nhà trường. Là một hiệu trưởng bạn không bao giờ được phép quên một điều rằng học sinh là trung tâm trong toàn bộ sự nghiệp của bạn
Nguyễn Hữu Long dịch
(Nguồn: www.thoughtco.com)