Vào một ngày đẹp trời, bạn thấy một học sinh xuất sắc, bạn quyết định cho bài kiểm tra đó 10 điểm. Nhưng liệu rằng, điểm 10 đó có cho bạn biết chính xác những gì học sinh hiểu và học sinh có thực sự hiểu những điều mà chúng đã làm hay chỉ lặp lại theo đúng cách mà giáo viên đã yêu cầu. Và khi đánh giá lại, kết quả có thể sẽ thấp hơn do cách diễn đạt câu hỏi, ý thức của học sinh về năng lực bản thân cùng những nhân tố khác,… Điều này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng chúng ta lại ít khi để ý đến nó. Bên cạnh những yếu tố khách quan, còn có rất nhiều những yếu tố chủ quan mà trong đó mỗi học sinh là một con người với vô vàn những vấn đề cá nhân khác nhau, sự xao lãng và những khó khăn ảnh hưởng đến việc lưu giữ và gợi nhớ thông tin,…
Điều này tạo ra những tranh luận gay gắt về giá trị của các đánh giá tổng kết đi liền với các bài kiểm tra. Nó có thể tạo ra những phản ứng ngược và “tiếp tay” cho những học sinh nhiều “mánh khóe” và đang cố tình đối phó với các bài kiểm tra thay vì hình thành năng lực thực sự. Tuy nhiên, việc đánh giá học sinh đã và đang trở thành gánh nặng lớn (cho cả giáo viên và học sinh) khi phải dành quá nhiều thời gian để lập đề cương, thiết kế các câu hỏi, thời gian hoàn thành bài, chấm bài, xếp loại và nhập dữ liệu vào sổ điểm,…. Vậy tại sao, chúng ta không loại bỏ nó và tiến hành các hoạt động kiểm tra đánh giá đơn giản và hiệu quả hơn?
Các kĩ thuật đánh giá quá trình và đưa phản hồi nhanh
Như đã đề cập ở trên, các đánh giá tổng kết được sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến những hiệu ứng ngược. Vì vậy, giáo viên cần tập trung vào các đánh giá quá trình – nó được tiến hành xuyên suốt trong các bước của quá trình học tập. Giáo viên sẽ liên tục ghi nhận mức độ làm chủ kiến thức, kĩ năng của học sinh qua các giai đoạn và đưa các phản hồi kịp thời. Các hoạt động này có thể đơn giản hoặc phức tạp, nhưng mục đích của nó là đo được năng lực thực sự của học sinh.
Dưới đây là một số hoạt động đánh giá nhanh khá hiệu quả mà các giáo viên có thể tham khảo và sử dụng trong lớp học của mình. Sau quá trình đánh giá, giáo viên nên lưu lại kết quả để làm bằng chứng cho những đánh giá tổng kết sau này.
- Giải quyết vấn đề thực tiến
Yêu cầu học sinh đưa ra một chủ đề, một nhận định, các luận điểm, các yếu tố, quy trình một cách khoa học… và sử dụng theo một vài cách khác với cách giáo viên vẫn dạy trên lớp. Ví dụ khi dạy tiến trình làm thí nghiệm, nghiên cứu, thu thập thông tin, giáo viên có thể cho học sinh ứng dụng để điều tra một vụ án, truy bắt tội phạm,… nghĩa là giải quyết một vấn đề của thực tiễn.
Nó cho phép học sinh quan sát dữ liệu, hình thành lý thuyết, kiểm tra lý truyết khi thu thập thêm dữ liệu và đưa ra kết luận và sau đó giáo viên có thể đánh giá được mức độ làm chủ kiến thức.
- Được làm và không được
Yêu cầu học sinh đưa ra 3 điều được phép làm và 3 điều không được làm khi thực hành, áp dụng, liên quan đến nội dung kiến thức (ví dụ: 3 điều được làm và không được làm khi giải phương trình).
Ví dụ, khi cộng hai phân số: phải tìm được một mẫu số chung, phải cộng các tử số khi tìm thấy mẫu số chung, không được cộng các mẫu số…
- Những “sai lầm” phổ biến nhất
Kết thúc tiết học hoặt một hoạt động học tập, giáo viên yêu cầu học sinh liệt kê 3 lỗi sai mà chúng cho là phổ biến nhất trong mỗi bài học dựa trên suy nghĩ cá nhân và quan sát các bạn cùng lớp. Bằng việc phân tích những lỗi sai mà học sinh liệt kê, giáo viên có thể đánh giá được năng lực nhận thức của học sinh.
Ví dụ: Trong việc phân tích giọng điệu của văn bản, hầu hết mọi người đều nhầm lẫn giữa ngôn ngữ và giọng điệu, hãy yêu cầu học sinh xem xét đối tượng một cách cụ thể và tìm ra những lỗi sai phổ biến nhất.
- Lập bảng “có” hoặc “không”
Lập một checklist những gì học sinh hiểu và không hiểu về nội dung bài học, giáo viên có thể cho học sinh đánh dấu vào 1 trong 2 ô “hiểu” hoặc “không hiểu”. Sau đó giáo viên sẽ thu thập và cho học sinh biết kết quả chung của cả lớp và điều chỉnh khi cần thiết.
Ví dụ, Khi tìm hiểu về cấu trúc đoạn văn.
Học sinh hiểu: Biết được câu chủ đề là gì, một đoạn văn cần có bao nhiêu câu, đoạn văn đó nên nói về một ý tưởng
Học sinh không hiểu: làm thế nào để kết đoạn, làm thế nào để biết tôi đã trả lời đủ ý trong đoạn văn đó và làm sao để sửa một đoạn văn.
- Đặt 3 câu hỏi
Giáo viên yêu cầu học sinh đặt 3 câu hỏi về chủ đề của bài học, sau đó sắp xếp chúng theo thứ tự quan trọng. Bằng cách nào chúng ta có thể đánh giá được mức độ tư duy của học sinh về bài học.
Ví dụ về phản ứng của học sinh:
Ít quan trọng: Từ “tam giác” có nghĩa là gì?
Quan trọng trung bình: Hình tam giác có phải là hình duy nhất có 3 cạnh không?
Quan trọng hơn: Tại sao hình tạm giác lại không xuất hiện nhiều trong tự nhiên (trong khi các hình khác thì có)?
- Giải thích vấn đề một cách ngắn gọn
Cho học sinh tự chọn và giải thích phần quan trọng của một nội dung nào đó trong hai câu hoặc ít hơn. Hoạt động này, giáo viên có thể yêu cầu bất cứ học sinh nào thực hiện. Đó cũng là cách để xem khả năng làm chủ các đơn vị kiến thức của học sinh.
Khi học sinh trình bày, giải thích về một vấn đề nào đó, chúng sẽ bộc lộ khả năng hiểu biết, mức độ nắm kiến thức của chúng.
- Bức tranh lớn
Cho học sinh tưởng tượng ra bối cảnh “một bức tranh lớn” nơi nội dung bài học xuất hiện, sau đó tìm ra mối liên hệ giữa các nội dung bài học và hiểu được sâu sắc về nội dung đã học. Đây là cách tốt nhất giúp học sinh phát triển khả năng tưởng tượng và bán cầu não phải.
Ví dụ: Hãy tưởng tượng đến cuộc sống của người nông dân thời kì trung cổ và hiểu được tại sao họ lại đứng lên khởi nghĩa,…
- Sơ đồ Venn
Hãy so sánh, đối chiếu với một chủ đề đã cho với một chủ đề khác (ví dụ, từ vòng tuần hoàn nước đến chưng cất, từ tượng trưng đến ám chỉ…) để tìm ra những điểm giống và khác giữa các chủ đề. Đây là thao tác quan trọng trong quá trình tư duy.
Ví dụ: Lập biểu đồ Venn so sánh và đối chiếu giữa hình Vuông và hình thoi, giữ chế độ nô lệ thời cổ đại và chế độ nô nệ ở nước Mỹ.
- Viết ra
Viết ra những gì bạn hiểu về một chủ đề. Cách làm này sẽ khiến học sinh cảm thấy tự do hơn khi thực hiện. Thông qua những gì học sinh viết, giáo viên sẽ có bằng chứng về mức độ nắm kiến thức của người học.
Ví dụ: cho học sinh từ khóa của bài về “Biển”, hãy viết tất cả các từ khóa có liên quan đến chủ đề Biển mà bạn biết, sau đó lí giải vì sao lại có sự liên hệ đó.
- Giải thích cho người khác
Hãy chứng minh cho một người nào đó không biết gì về chuyên môn cũng có thể hiểu được nội dung bạn trình bày. Đó là cách giúp học sinh giải thích nội dung kiến thức bằng nhiều cách khác nhau với sự đa dạng của ngôn ngữ điễn đạt. Học sinh cũng có thể sử dụng các công cụ khác như sơ đồ, văn bản hoặc những thứ liên quan…
Ví dụ: Hãy giải thích cho một đứa trẻ mầm non hiểu về khái niệm “tự do” và “luật pháp”,…
Trên đây là một vài hình thức đánh giá “nhanh”, “đơn giản” và “thường xuyên”, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian công sức thiết kế các bài kiểm tra nhưng vẫn thu được hiệu quả, đo được mức độ hiểu biết và khả năng tư duy của học sinh. Nếu bạn có những hình thức khác, hãy chia sẻ cùng chúng tôi trong phần bình luận bên dưới!
Các ý tưởng sáng tạo trong dạy học: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ý TƯỞNG VÀ CÔNG CỤ: https://taotailieu.com/tai-lieu/tai-lieu-hoat-dong-day-hoc-y-tuong-va-cong-cu/
https://thuviengiangday.com