Quản lý lớp học đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả của việc giảng dạy và kiến tạo một môi trường học tập tích cực. Là một người giáo viên hiệu quả, kĩ năng quản lý lớp học được coi là điều không thể thiếu.

Quản lý lớp học là một hệ thống quy tắc ứng xử, hành vi và hình phạt để điều chỉnh hành vi của học sinh và tạo dựng nên môi trường học tập tích cực, nhằm mục đích làm cho quá trình học tập đạt hiệu quả cao nhất.

Dưới đây là mười lời khuyên dành cho các thầy cô giáo về kĩ năng quản lý lớp học

  1. Luôn gọn gàng và có tổ chức

Hãy nhớ điều đầu tiên đập vào mắt học sinh khi chúng bước vào lớp học của bạn là gì? Đó là một lớp học bừa bộn, bàn ghế được kê xếp hỗn loạn, sách vở, tài liệu để lộn xộn trên bàn,… liệu học sinh sẽ hành xử thế nào? Chắc chắn chúng sẽ thấy đây là một lớp học vô tổ chức, vô kỉ luật. Không chỉ có vật, một lớp học bừa bộn cũng là mầm mống để học sinh có cơ hội gây ra các vấn đề về hành vi. Vì vậy, hãy cố gắng để tạo cho học sinh ấn tượng về một lớp học ngăn nắp, gọn gàng, được tổ chức tốt. Đó là bước khởi đầu của việc quản lý lớp học hiệu quả.

  1. Xử lý vấn đề ngay từ đầu

Đó là khuyến khích để xử lý các vấn đề trước khi chúng vượt quá tầm kiểm soát. Bạn có thể giải quyết từng vấn đề nhỏ xảy ra trong lớp học. Một sai lầm nhỏ trong vấn đề kỷ luật có thể là một cơn ác mộng trong tương lai.

  1. Có các quy trình tốt

Quy trình là một chuỗi các bước làm cụ thể để hướng dẫn học sinh thực hiện một hành vi nào đó. Một quy trình tốt có thể giúp giáo viên ngăn chặn các vấn đề về hành vi. Ví dụ, quy trình của việc ra khỏi chỗ, quy trình của viêc nộp bài hay đặt câu hỏi,… Các quy trình chi tiết, khiến cho học sinh không có cơ hội để làm sai, giảm thiểu tối đa sự ngắt quãng và gián đoạn trong tiết học. Quy trình còn góp phần tạo nên tính tổ chức trong lớp học.

  1. Dạy các quy trình cho học sinh

Tạo ra các quy trình là điều rất cần thiết nhưng vẫn là không đủ. Học sinh nên được dạy về các quy trình để đảm bảo học sinh có thể hiểu, thực hành và biến nó trở thành thói quen. Bốn bước để dạy một quy trình cho học sinh là:

  1. Giải thích rõ ràng về quy trình
  2. Thực hành nó với học sinh
  3. Sửa chữa, điều chỉnh các phần không chính xác
  4. Lặp lại liên tục cho đến khi học sinh biến quy trình đó thành thói quen.

Việc làm này có thể hơi mất thời gian, nhưng nếu bạn không thực hiện nó một cách nghiêm túc, học sinh sẽ liên tục xảy ra các vấn đề về hành vi trong lớp học.

  1. Lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động

Học sinh càng tham gia tích cực vào các hoạt động, thì càng ít phát sinh các vấn đề về hành vi. Hãy chắc chắn rằng bạn mang đến cho học sinh các hoạt động học tập thú vị, học sinh được làm việc, được tương tác và khám phá bản thân. Hãy tạo cơ hội để lôi cuốn học sinh tham gia tích cực trong tiết học hơn là giáo viên chỉ tập trung vào việc giảng bài.

  1. Di chuyển xung quanh lớp học

Hầu hết các giáo viên đứng ở phía trước của lớp học hoặc trên bục giảng và rất ít di chuyển vị trí của mình. Điều này khiến cho rất nhiều học sinh có cơ hội để mất tập trung và ngấm ngầm “có vấn đề về hành vi”. Hãy di chuyển quanh lớp học, nó sẽ giúp bạn biết được học sinh đang làm gì, đồng thời cũng là cách nhắc nhở học sinh tập trung vào các nhiệm vụ học tập.

  1. Phát triển mối quan hệ với học sinh

Nếu chúng ta muốn học sinh tập trung vào bài học, điều đầu tiên mà giáo viên cần nhớ đến là mối quan hệ với học sinh. Một mối quan hệ tích cực sẽ khiến học sinh cảm thấy bị thuyết phục, một cách tự nhiên sẽ lôi cuốn học sinh vào bài giảng và giảm các vấn đề về hành vi. Cách xây dựng mối quan hệ với học sinh rất đơn giản, hãy luôn quan tâm đến học sinh, luôn chân thành, tử tế, dễ gần và sẵn sàng nhận lỗi nếu như bạn mắc sai lầm. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên sử dụng các lời khen, sự động viên khích lệ để học sinh cảm thấy được ghi nhận.

  1. Hãy chuyên nghiệp

Thay vì trở thành một giáo viên quá thân thiện, hãy cố gắng trở thành một giáo viên được tôn trọng. Thay vì cố gắng “lấy lòng” học sinh, hãy thể hiện sự chuyên nghiệp. Bạn càng chuyên nghiệp bao nhiêu trong công việc, học sinh càng tôn trọng bạn bấy nhiều. Đó cũng là cách khiến việc quản lý lớp học của bạn trở nên hiệu quả hơn.

  1. Yêu cầu học sinh bỏ các vật dụng không cần thiết bên ngoài lớp học

Học sinh rất dễ bị xao lãng bởi những đồ chơi, những vật dụng không liên quan, vì vậy, trước khi hoạt động học tập bắt đầu, hãy yêu cầu học sinh dọn sạch bàn và chỉ để lại những vật dụng cần thiết. Cách làm này sẽ giảm thiểu đáng kể tiếng ồn, sự mất trật tự hoặc những tranh cãi không đáng có giữa học sinh trong lớp học.

  1. Thiết lập nội quy lớp học

Khi học sinh bước vào lớp học, chúng cần phải biết được rằng, những gì chúng được phép làm và những gì không được phép. Đồng thời học sinh cũng hiểu rõ các hình phạt cho từng vấn đề về hành vi. Giáo viên cũng cần cho học sinh biết về những gì vọng của bản thân, những hành vi nào được chấp nhận và hành vi nào là vi phạm nội quy. Hãy kiên định và nhất quán trong việc thiết lập và duy trì nội quy lớp học trong những tuần đầu tiên, chắc chắn lớp học của bạn sẽ là một lớp học được quản lý tốt.

Những lời khuyên trên đây là những điều cốt lõi trong việc quản lý một lớp học hiệu quả. Nó không chỉ có ích đối với các thầy cô giáo trẻ mà còn có ý nghĩa với cả những giáo viên đã có nhiều năm kinh nghiệm. Đặc biệt là trong các lớp học theo mô hình dạy học tích cực.

https://thuviengiangday.com