Vai trò của Trợ giảng trong lớp học rất quan trọng. Nó là một trong những nhân tố quyết đinh thành công hay thất bại của một tiết học. Trong lớp học thông thường, các công việc của trợ giảng được giáo viên hướng dẫn và giao nhiệm vụ, nhưng một trợ giảng xuất sắc sẽ không thụ động như vậy, họ sẽ luôn chủ động thực hiện những công việc để chuẩn bị cho bài học, và đáp ứng nhu cầu của học sinh.

Điều quan trọng là cả giáo viên và trợ giảng phải hỗ trợ lẫn nhau, việc cùng nhau vì mục tiêu quan trọng nhất là thành công của học sinh trong bài học.

 

Giáo viên

Trợ giảng

Trước tiết học

· Nói cho trợ giảng biết điều mà bạn muốn trợ giảng sẽ làm trong liết học.

· Gửi giáo án cho Trợ giảng trước

· Cân nhắc các nguồn tài liệu cần thiết

· Hãy đảm bảo là bạn biết được những công việc phải làm trong tiết học

· Hình dung rõ ràng về những điều bạn kì vọng về tiết học

· Bạn có cần thêm tài liệu nào không?

Trong phần giới thiệu tiết học
· Có một nhóm học sinh nào không tập trung vào phần giới thiệu này không? Trợ giảng có thể can thiệp và hỗ trợ học sinh làm việc tốt hơn không? · Giới thiệu mục tiêu bài học và tiêu chí thành công (học sinh sẽ học gì và cần làm gì?)

· Kiểm tra xem học sinh có biết làm thế nào để đạt được mục tiêu trên.

· Thúc đẩy học sinh làm việc nhanh chóng.

Trong các hoạt động toàn lớp học

· Biết được những vị trí cần sự hỗ trợ của trợ giảng

· Xác định tên những học sinh cần sự hỗ trợ để trợ giảng có thể tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả.

· Đừng kì vọng một trợ giảng có thể giúp học sinh tập trung khi thời gian của hoạt động quả dài hoặc không phù hợp.

· ập trung vào học sinh chứ không phải làm hài lòng giáo viên. Bạn cần phải biết bài học ngày hôm nay học về nội dung nào!

· Ngồi cạnh học sinh hoặc nhóm học sinh không tập trung hoặc gặp khó khăn trong học tập.

· Hỗ trợ học sinh nhưng không làm cho chúng bị phân tán.

· Làm mẫu hành vi mà bạn kì vọng ở học sinh.

Làm việc với học sinh trong các nhóm nhỏ

· Đảm bảo là trợ giảng biết vị trí cần làm việc với học sinh/nhóm học sinh và những tài liệu mà trợ giảng cần.

· Đảm bảo trợ giảng hiểu được tại sao họ lại làm việc và hỗ trợ nhóm học sinh cụ thể nào đó.

· Biết được bạn sẽ làm việc với học sinh/nhóm học sinh nào và các tài liệu cần thiết để hỗ trợ học sinh.

·  Biết được tại sao bạn lại làm việc với học sinh đó – bạn sẽ hỗ trợ học sinh ở những công việc nào? Tại sao?

 

Hỗ trợ học sinh làm việc

· Trao đổi mục tiêu bài học với trợ giảng.

· Trao đổi các tiêu chí đánh với trợ giảng – điều gì chứng tỏ rằng học sinh đã học được một nội dung mới?

· Đảm bảo rằng trợ giảng biết việc học vẫn tiếp diễn ngay cả khi nhiệm vụ hoàn thành.

· Có sẵn các hoạt động tiếp theo để trợ giảng hướng dẫn học sinh khi cần.

· Đặt câu hỏi để kiểm chứng mức độ hiểu mục tiêu của học sinh.

· Khuyến khích học sinh trả lời câu hỏi thay vì trả lời thay cho học sinh.

· Đảm bảo rằng học sinh đang làm việc thay vì làm việc thay cho học sinh.

· Đừng lo lắng về việc học sinh hoàn thành sớm nhiệm vụ – điều quan trọng là học sinh hiểu về nhiệm vụ đã hoàn thành.

· Đặt câu hỏi để học sinh tiếp tục làm việc với các hoạt động tiếp theo.

Trong phần củng cố, kiểm tra cuối giờ

· Trong lớp học có những học sinh/nhóm học sinh với mức độ hiểu bài khác nhau – trợ giảng có thể hỗ trợ các nhóm với sự khác biệt về trình độ? ·  Để học sinh nói cho bạn biết những gì chúng học được hay những vấn đề mà chúng đang gặp khó khăn.

·  Sử dụng những khó khăn mà học sinh đang gặp phải để khuyến khích học sinh tiếp tục cố gắng

· Giới thiệu các hoạt động học tập tiếp theo

 

Táo Giáo Dc