Tôi và đồng nghiệp bước vào một căn phòng nơi có khoảng hơn chục em học sinh nữ lớp năm đang ăn bánh quy và quây quần xung quanh một con robot Lego mà chúng đã đặt tên là Kitty. Hai em trong số đó đang cười về những chiếc kính mà chúng tạo ra từ bánh xe robot, trong khi một nhóm nhỏ khác lại chen chúc quanh một chiếc máy tính xách tay để lập trình quay bánh xe. Những em còn lại cố gắng lái Kitty qua những chướng ngại vật tự tạo.

Đó là lần đầu tiên của chúng tôi quan sát về cuộc sống với tư cách là người cố vấn cho tổ chức LEGO dành cho Hướng đạo sinh nữ ở Western Washington, một cuộc thi kết hợp các robot lập trình LEGO Mindstorms, lập kế hoạch dự án nhóm và giải quyết vấn đề sáng tạo để giúp trẻ hứng thú về khoa học và công nghệ.

Khi nhớ về thời gian đó, tôi nhớ đó là niềm vui và một chút kỳ cục không giống như các dự án ở trường học mà tôi nhớ. Tôi rất háo hức được làm việc với các cô gái trong độ tuổi này, bởi vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nữ sinh tiểu học cũng rất quan tâm, và học tốt, toán học và khoa học như các bạn học sinh nam. Thật không may, các học sinh nữ tham gia học tập môn học này cũng như sự tự tin về môn học giảm đáng kể khi lên trung học. Tôi đã tận dụng cơ hội để cố vấn cho một nhóm các học sinh nữ với mong muốn các em có thể làm việc chặt chẽ với các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM). Tôi hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho những khám phá của các em và trở thành người cổ vũ khi các em đã không còn cảm thấy hứng thú nữa. Ngoài ra, tôi muốn chứng kiến sự hứng thú của các em như một phần của trong nghiên cứu của tôi về lý do tại sao các học sinh nữ lại thiếu sự quan tâm đến lĩnh vực STEM và những gì chúng tôi, với tư cách là các nhà thiết kế và người sáng tạo chương trình có thể làm được.

STEM ở đâu hôm nay
Mặc dù rõ ràng không có cách nào đột nhiên tạo ra sự bình đẳng giới trong STEM, trước tiên chúng ta cần phải tìm ra nơi STEM bị sụt giảm hôm nay. Ví dụ, nhiều nghiên cứu cho rằng các học sinh nữ có xu hướng làm các công việc đóng góp cho xã hội (PDF) và thích nghề nghiệp với mục đích xã hội rõ ràng hơn.
Câu hỏi xung quanh nhiều cuộc tranh luận về học sinh nữ với lĩnh vực STEM như thế nào, “Làm thế nào chúng ta có thể khuyến khích nữ giới quan tâm hơn đến STEM?” Nhưng nếu chúng ta thay đổi kịch bản, hãy hỏi, “Làm thế nào chúng ta có thể sử dụng STEM vào các vấn đề thu hút các nữ sinh?”
Thật không may, hầu hết các khóa học và chương trình STEM ngày nay không kết nối với các loại tác động xã hội rộng lớn hơn. Thay vào đó, họ nhấn mạnh việc hoàn thành các công việc cụ thể về kỹ thuật:
– Mục tiêu: lập trình cho robot của bạn để di chuyển năm khoảng cách.
– Mục tiêu: xây dựng cây cầu mạnh nhất từ những vật liệu này.
Điều gì xảy ra nếu các chương trình này chuyển trọng tâm của họ từ kỹ thuật đến tác động? Không chỉ có thể sửa đổi chủ đề thu hút sự đa dạng hơn cho STEM, nó cũng có thể giúp đảm bảo rằng các công nghệ trong tương lai đồng cảm hơn với một phạm vi rộng hơn các nhu cầu của con người.

Những gì chúng ta có thể làm
Làm thế nào để chúng tôi có thể bắt tay giúp đỡ các nhà hoạch định chính sách, nhà giáo dục và các ngành công nghiệp lớn hơn tạo ra các kết nối với tác động xã hội rộng lớn hơn? Tư duy thiết kế, như một cách tiếp cận giải quyết vấn đề, kết hợp các kỹ thuật để giải quyết các vấn đề phức tạp này và phát triển các giải pháp sáng tạo. Sau đây là một số bước của quá trình tư duy thiết kế có thể giúp chúng tôi giải quyết các giải pháp mới nhằm giảm khoảng cách cho nữ giới và STEM:

Thấu cảm trong trải nghiệm của các học sinh nữ
Một nguyên lý cốt lõi của tư duy thiết kế là việc xây dựng thấu cảm đối với những người trong cuộc. Nghiên cứu thực địa, quan sát và phỏng vấn theo ngữ cảnh giúp chúng tôi khám phá các câu hỏi quan trọng như:
– Các thói quen hàng ngày của các em trông như thế nào và các em có thể tác động đến sự tham gia của STEM như thế nào?
– Những gì xã hội, văn hóa, kinh tế và bí mật cảm xúc đang đóng vai trò gì?

Xem xét các yếu tố này giúp chúng tôi tìm ra các loại giải pháp để thiết kế, tăng khả năng những thiết kế đó sẽ thành công.

Ngữ cảnh hóa: Kết hợp với nhìn toàn cảnh
Tư duy thiết kế cũng thúc đẩy chúng ta xem xét bối cảnh rộng hơn của vấn đề. Bằng cách nhìn toàn diện và xem xét theo một quan điểm khác, chúng ta có thể đào sâu vào các vấn đề về vai trò văn hóa và xã hội phức tạp mà các thành viên gia đình, giáo viên, huấn luyện viên, bạn cùng lớp, nhân vật công chúng, chiến dịch tiếp thị, chính sách công và tổ chức khác đóng vai. Để có ý tưởng tốt hơn về ngữ cảnh, chúng tôi đặt câu hỏi như:
– Ai là người có ảnh hưởng, và ai là người cản trở?
– Làm thế nào chúng ta có thể giải quyết thay đổi quan điểm hoặc hành vi của họ trong khi đồng thời thiết kế các giải pháp cụ thể cho các học sinh?

Suy nghĩ lại: Đặt câu hỏi ngược lại

Khi chúng tôi tiếp cận vấn đề qua lăng kính của tư duy thiết kế, chúng tôi cố gắng đặt nhiều câu hỏi để phạm vi chủ đề tiệm cận với tình huống và giải pháp mà có thể trước đó chưa được đề cập đến. Trong trường hợp này:
– Làm thế nào chúng ta có thể giúp các học sinh nữ tăng khả năng tự tin về STEM?
– Làm thế nào chúng ta thúc đẩy nhiều hơn các nền công nghiệp xem xét đến sự tác động lâu dài của vấn đề bình đẳng giới.
– Làm thế nào chúng ta có thể thu hút nam giới nhiều hơn vào các cuộc thảo luận về bất bình đẳng giới?
Các câu hỏi đó giúp chúng ta tránh khỏi lối tư duy hẹp chỉ tập trung vào việc thúc đẩy mối quan tâm của nữ giới trong lĩnh vực STEM hơn là xem xét đến mở rộng phạm vi các nhân tố quan trọng.

Lặp lại: Thất bại và thử lại
Trong tư duy thiết kế, cần thiết phải có là một chu kỳ liên tục gồm thiết kế, thử nghiệm, và kiểm tra – và không có giai đoạn nào trong số đó xảy ra mà không có đầu tư từ những người trong cuộc. Người thiết kế tìm kiếm giải pháp để thu hẹp khoảng cách STEM nên luôn cố gắng tạo cơ hội cho các nữ sinh tham gia vào lĩnh vực STEM, các bậc cha mẹ, giáo viên, và các thành phần khác có liên quan trong các buổi hội thảo tương tác và các phần triển khai ý tưởng để thiết kế giải pháp mới với những người trực tiếp chịu tác động. Sau đó sử dụng các kỹ thuật như phác thảo (sketching), viết kịch bản (storyboarding), và làm mẫu trên giấy (paper prototyping), chúng ta có thể kiểm tra giả thuyết nhanh chóng, thu thập phản hồi, chỉnh sửa cách tiếp cận cũng có thể là xóa hoàn toàn. Kiểu làm mẫu có độ tin cậy thấp cho phép chúng ta thất bại với chi phí nhỏ nhất, học hỏi kinh nghiệm từ một kiểu tư duy mới và nhiều thông tin hơn.

Chương trình dẫn dắt
Làm thế nào chúng ta có thể làm STEM hấp dẫn hơn với các nữ sinh khi các em chuyển lên học trung học, khi mà sự tham gia giảm đi? Cũng giống như Chương trình LEGO, Techgridge và Project H là các chương trình khác theo hướng đi này. Chương trình tiếp cận của Techbridge cho các nữ sinh cơ hội để học về STEM thông qua các dự án trải nghiệm được bắt nguồn từ các dự án từ thiện. Dự án thiết kế công cộng cho thanh niên Project H bắt nguồn từ khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán giúp cho trẻ kết nối với những gì học được ở trường với những gì chúng có thể làm trong cuộc sống thực. Chương trình kết hợp trải nghiệm mày mò, hướng dẫn thiết kế, và truyền cảm những cho những nữ lãnh đạo những người đang trao quyền cho nữ sinh xây dựng giải pháp và giải quyết vấn đề trong cộng đồng của họ.

Kết hợp đồng cảm với kỹ thuật
Tăng cường sự thu hút của STEM đối với nữ giới là vấn đề then chốt khi mà công nghệ dần trở thành một phần cơ bản của cuộc sống. Bằng cách đặt câu hỏi như ở trên đã đề cập, chúng ta có thể thiết kế chương trình và giải pháp để thu hút nữ sinh trong khi trao quyền cho họ giải quyết vấn đề thực tế, hơn là gây cản trở bằng những kiến thức về công nghệ. Sau cùng, càng nhiều quan điểm chúng ta kết hợp vào xây dựng công nghệ cho tương lai với các tiến bộ của khoa học, thì tất cả chúng ta với tư cách người sử dụng sẽ có thể tận hưởng trải nghiệm sâu sắc và ý nghĩa hơn.

 Mei Hsieh

Lê Hải Thanh dịch