.

Vì lý do này hay lý do khác, giáo viên chúng ta dường như luôn được “đặc ân” bạn tặng cho những học sinh như vậy trong lớp học như một sự thử thách năng lực và sự kiên nhẫn trong nghề nghiệp. Vâng, tôi nói đến từ “đặc ân” này hoàn toàn thực lòng và không hề có ý mỉa mai.

Tôi nhớ một học sinh – em đã đã đã biến những mục tiêu và dự định của tôi tan thành thành mây khó, khiến tôi cảm thấy vô cùng thất vọng. Thái độ của em học sinh ấy được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, dường như em chỉ chờ có cơ hội để khiến tôi phải nổi giận hoặc hét lên. Tôi cảm thấy muốn bỏ cuộc, nhưng năm sau mọi thứ bắt đầu thay đổi. Tôi nhận thấy thái độ của em học sinh đó ngày càng ít đi và tôi sớm nhận ra mình đã có vấn đề với em đó trong nhiều tuần. Không lâu sau, em học sinh đó đã mỉm cười, tôn trọng và đến phòng tôi chỉ để nói chuyện. Đến năm thứ ba em đó đã hoàn toàn thay đổi và trở thành một trong những học sinh mà tôi yêu quý nhất.

Không phải mọi câu chuyện đều có được kết thúc tốt đẹp theo cách này, nhưng khi chúng ta trở thành giáo viên nghĩa là chúng ta có đầy đủ những khả năng để có thể làm tốt công việc này và tạo nên sự thay đổi của những đứa trẻ.

KHI MỘT HỌC SINH ĐANG LÀM CHO BẠN CÁU GIẬN, ĐỪNG DỰNG LÊN BỨC TƯỜNG PHÒNG THỦ. HÃY THỬ NHỮNG ĐIỀU DƯỚI ĐÂY:

  1. Hãy yêu quý chúng: Chúng ta đều biết rằng chúng ta làm công việc này vì tình yêu với học sinh, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng dễ dàng. Điều chúng ta cần nhớ là tình yêu là một sự lựa chọn, và tình yêu đích thực là tình yêu vô điều kiện. Chúng ta hãy học cách yêu thương học sinh từ trái tim ngay cả khi chúng không xứng đáng.
  2. Nghĩ về những điều tốt đẹp: Mọi sự việc, sự vật đều có hai mặt, đừng chỉ nhìn vào những điều đáng ghét, những điểm khó ưa của học sinh, hãy hướng đến những điểm tốt đẹp, hãy chú ý đến những tiềm năng, thế mạnh mà học sinh có, hãy dành sự khen ngợi cho những việc tốt mà học sinh sẽ làm. Chắc chắn bạn sẽ có cảm tình hơn với học sinh.
  3. Thể hiện sự quan tâm. Hãy thể hiện cho học sinh thấy, bạn quan tâm đến chúng. Đơn giản là như vậy. Trong 7 thói quen của những người thành công, Stephen Covey đã nhấn mạnh chúng ta cần phải “hiểu rồi được hiểu”. Đôi khi học sinh phản ứng lại những việc chúng ta tam, học sinh thách thức, phá phách thậm chí là xúc phạm đến chúng ta. Điều duy nhất chúng ta có thể làm lúc đó là hãy dành sự quan tâm một cách chân thành. Vì với những học sinh đó, mọi biện pháp kỉ luật chỉ khiến cho chúng ghét bạn hơn.
  4. Tìm hiểu thêm về học sinh. Nói chuyện với giáo viên cũ và phụ huynh của học sinh, hãy cố gắng để tìm hiểu xem điều gì là nguyên nhân của những hành vi không phù hợp. Liệu rằng học sinh có đang gặp phải khó khăn gì không? Học sinh đang quan tâm đến điều gì? Học sinh đang lo lắng hay sợ hãi về điều gì…? Chỉ khi giáo viên dành thời gian để tìm hiểu những điều đó, chúng ta mới có cơ hội để tạo nên những thay đổi thực sự của học sinh.
  5. Nói chuyện. Hãy nói chuyện với những học sinh đó một cách thường xuyên nhất có thể. Vâng, bạn sẽ cần nói chuyện với chúng về thái độ và hành vi củachúng nhưng cũng có thời gian để hỏi họ về sở thích cá nhân của chúng. Trong những cuộc trò chuyện này, hãy cố gắng lắng nghe nhiều hơn là khuyên răn hay rao giảng đạo đức. Có lẽ học sinh đó không cần một bài giảng, điều mà chúng cần là bạn thực sự nghe những gì chúng nói.
  6. Tìm kiếm lời khuyên. Nếu bạn là một giáo viên trẻ, hãy tìm lời khuyên từ đồng nghiệp, đó có thể là một giáo viên có nhiều kinh nghiệm hoặc một thành viên của ban giám hiệu. Hãy tham gia các khóa học về quản lý lớp học và quản lý hành vi học sinh, hãy đọc các cuốn sách về tâm lý tuổi học sinh. Những lời khuyên của những người đi trước sẽ giúp bạn rất nhiều.
  7. Hãy kiên định. Đừng phá bỏ nội quy lớp học chỉ vì một học sinh, đừng hạ thấp các kì vọng và chuẩn mực để học sinh không bị phạt hay lấy lòng học sinh. Hãy thể hiện sự nhất quán trong các kì vọng của bạn. Nhưng hãy cho học sinh thấy bạn quan tâm đến chúng một cách thực sự.
  8. Hãy kiên nhẫn. Đôi khi chúng ta quên rằng mọi sự thay đổi cần phải có thời gian. Sự thay đổi hành vi của đứa trẻ cần sự kiên nhẫn của bạn, hãy cho học sinh cơ hội, hãy áp dụng các biện pháp và kiên nhẫn chờ đợi. Mọi sự nóng vội đều có thể dẫn đến những xung đột và đổ vỡ trong mối quan hệ.

Chờ đợi không phải là điều dễ dàng, kiên nhẫn với những học sinh cá biệt thực sự là một khó khăn. Nhưng tôi tin rằng bạn sẽ làm được, vì bạn là một người giáo viên xuất sắc, vì bạn sinh ra để làm công việc này.

Và nếu bạn muốn tìm ra nhiều cách khác để hỗ trợ học sinh, để giải quyết các vấn đề về hành vi, để tạo dựng một môi trường lớp học tích cực với sự gắn bó, tôn trọng và trách nhiệm, hãy tham khảo khóa học Quản lý lớp học hiệu quả của chúng tôi trên website https://taodaotao.com/

Nguyễn Hữu Long