Khi nghĩ về sự tham gia của học sinh trong các hoạt động học tập, đó thường là sự tham gia về mặt kiến thức. Ở đó, các hoạt động được học sinh thực hiện mà không có bất kì vấn đề nào về hành vi, và các cảm xúc tích cực và trên hết đó là tư duy của người học. Điều này sở dĩ quan trọng bởi vì, trong nhiều trường hợp học sinh có thể có những chú ý về mặt hành vi hoặc cảm xúc trong một hoạt động nhưng lại thiếu sự nỗ lực về mặt tinh thần để hiểu hay làm chủ kiến thức, kĩ năng.

Trên cơ sở đó, các nghiên cứu đã cho thấy sự tác động của các yếu tố khi thiết kế và ứng dụng các hoạt động học tập có thể giúp tăng sự tham gia của học sinh về mặt hành vi và cảm xúc cũng như nhận thức và có tác động tích cực đến kết quả học tập của người học.

  1. Khiến hoạt động trở nên có ý nghĩa

Với mục đích tạo nên sự tham gia hoàn toàn, điều cần thiết là học sinh nhận thức được các hoạt động một cách có ý nghĩa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu học sinh không cảm thấy các hoạt động đáng để chúng phải nỗ lực hoặc đầu tư thời gian, chúng có thể không tham gia một cách nhiệt tình hoặc chỉ tham gia một cách hoàn toàn chống đối (Fredricks, Blumenfeld, & Paris, 2004). Để chắc chắn rằng các hoạt động mang ý nghĩa đối với từng cá nhân, chúng ta có thể kết nối chúng với các kiến thức và kinh nghiệm của bài trước, nhấn mạnh vào các giá trị của một nhiệm vụ được giao theo cách phù hợp với từng cá nhân. Các giáo viên có thể giúp học sinh chỉ ra tại sao một hoạt động cá nhân đáng để thực hiện và chúng được ứng dụng như thế nào trong thực tế cuộc sống.

  1. Thúc đẩy cảm giác “có thể thực hiện”

Cảm giác có thể được hiểu như là suy nghĩ của cá nhân người học về việc chúng có thể thành công trong một hoạt động học tập hay thử thách (mình có thể thực hiện nó?) (Schunk & Mullen, 2012). Hãy tạo nên cảm giác của sự “có thể” cho học sinh trong các hoạt động học tập, các hoạt động có thể là:

  • Duy trì các nhiệm vụ khó hơn một chút so với khả năng hiện tại của học sinh.
  • Chắc chắn rằng học sinh thể hiện sự hiểu biết qua các hoạt động.
  • Dùng bạn bè như một hình mẫu (Ví dụ, một số học sinh gặp khó khăn nhưng sau đó đã đạt được thành công hay những học sinh đã cố gắng và thành công trong hoạt động)
  • Giáo viên đưa ra phản hồi giúp học sinh tiến bộ hơn.

 

  1. Tạo nên khả năng tự hỗ trợ

Có thể hiểu sự hỗ trợ tự chủ là việc học sinh nuôi dưỡng cảm giác về kiểm soát các hành vi mà mục đích của bản thân chúng. Khi giáo viên từ bỏ sự kiểm soát (nhưng không có nghĩa là mất đi quyền lực) và thúc đẩy học sinh bằng các mệnh lệnh, mức độ tham gia của học sinh sẽ tăng lên (Reeve, Jang, Carrell, Jeon, & Barch, 2004). Sự hỗ trợ độc lập có thể ứng dụng bằng cách:

  • Khuyến khích học sinh đưa ra các quan điểm và ý tưởng để thực hiện nhiệm vụ.
  • Sử dụng các ngôn ngữ mang tính hướng dẫn cho học sinh.
  • Cho học sinh thời gian cần thiết để tự hiểu và thực hiện nhiệm vụ.
  1. Thúc đẩy học tập hợp tác

Học tập hợp tác là sự hướng dẫn hiệu quả lôi cuốn sự tham gia của học sinh trong các hoạt động học tập. Khi học sinh làm việc hiệu quả với các học sinh khác sẽ thúc đẩy kết quả học tập (Wentzel, 2009), hầu hết sự trải nghiệm đều đến từ sự kết nối với những người khác trong quá trình học tập (Deci & Ryan, 2000). Để tạo nên các nhóm hiệu quả, các chiến lược được áp dụng phải đảm bảo chắc chắn rằng học sinh biết cách giao tiếp và hợp tác trong nhóm. Giáo viên làm mẫu cũng được coi là một phương pháp hiệu quả (ví dụ giáo viên cho học sinh xem các video về sự hợp tác của các học sinh trước đó), trong khi đó, tránh các nhóm đồng nhất và các nhóm dựa trên năng lực, thúc đẩy tính trách nhiệm của học sinh bằng cách giao cho chúng những nhiệm vụ và vai trò khác nhau. Trong quá trình đánh giá, giáo viên chú ý đến hoạt động của cả nhóm cũng như khả năng hỗ trợ lẫn nhau.

  1. Xây dựng mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh

Mối quan hệ tốt giữa giáo viên và học sinh là yếu tố quan trọng quyết định sự tham gia của người học, đặc biệt là đối với những học sinh có vấn đề về hành vi và những học sinh có năng lực học tập kém hơn (Fredricks, 2014). Khi học sinh thiết lập mối quan hệ gần gũi và quan tâm với giáo viên, học sinh có thể khơi dậy nhu cầu liên kết với những học sinh khác và có cảm giác “thuộc về” một cộng đồng (Scales, 1991). Mối quan hệ giáo viên và học sinh có thể được phát triển dựa trên:

  • Quan tâm về nhu cầu thể hiện cảm xúc và giao tiếp của học sinh.
  • Thể hiện thái độ tích cực và sự nhiệt tình.
  • Tăng thời gian làm việc và kết nối trực tiếp với học sinh.
  • Đối xử với học sinh một cách công bằng
  • Tránh việc hứa mà không thực hiện.
  1. Thúc đẩy khả năng tự định hướng

Cuối cùng, cách học sinh nhìn nhận về các hoạt động học tập sẽ khuyến khích sự tham gia của người học. Nếu học sinh tham gia một nhiệm vụ bởi vì chúng muốn được học và muốn có thêm những kiến thức mới hơn là vì điểm số, hay vì sự so sánh với bạn bè cũng như làm cha mẹ hài lòng, thì sự tham gia của chúng sẽ sâu sắc hơn rất nhiều (Anderman & Patrick, 2012). Để khuyến khích khả năng tự định hướng, giáo viên có thể cân nhắc sử dụng nhiều phương pháp như đưa ra các tiêu chí thành công hướng về sự nỗ lực hơn là kết quả học tập. Bạn cũng có thể thể hiện sự hài lòng, khen ngợi đối với sự tiến bộ của các cá nhân bằng việc giảm việc so sánh kết quả học tập, tuyên dương sự nỗ lực và tiến bộ trong học tập.

Bạn đã áp dụng các nguyên tắc trên như thế nào để thu hút sự tham gia của học sinh trong các hoạt động học tập? Nếu có thì đó là gì? Nếu không, hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn.

Nicolás Pino-James

https://thuviengiangday.com dịch

Tham khảo bộ tài liệu:

1.  HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Ý TƯỞNG VÀ CÔNG CỤ

2. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC: LÝ THUYẾT ĐẾN CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

3. 101 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO HỌC SINH