- Đừng cố dạy trước khi bạn có một điều gì đó hấp dẫn học sinh. Chỉ nên bắt đầu việc dạy khi bạn có điều gì đó (hoặc nhiều điều) mà đứa trẻ muốn. Nếu bạn không nắm bắt được đứa trẻ muốn gì, hãy cố xoay sở.
- Hãy học từ chính đứa trẻ. Hãy chắc chắn rằng bạn biết đứa trẻ thích hoặc không thích gì. Bạn cũng nên biết đứa trẻ phản ứng như thế nào với môi trường.
- Tránh “sự đối đầu” bất cứ khi nào có thể. “Hành vi” không đồng nghĩa với “hẹp hòi” hoặc “hung dữ”. Nếu bạn biết những tình huống nhất định gây khó khăn cho trẻ, hãy chuẩn bị sử dụng “một lời hứa” hoặc bằng cách từ từ đánh lạc hướng đứa trẻ.
- Cố gắng dạy đứa trẻ thích nghi với các tình huống khác nhau bằng cách ghép cặp hoặc thương lượng.
- Tiếp tục tạo ra và củng cố những mối quan hệ mới thông qua ghép cặp.
- Hãy đảm bảo rằng mọi người và việc nói chuyện vẫn liên quan đến sự củng cố.
- Đừng vô tình dạy trẻ giao tiếp với hành vi tiêu cực. Các hành vi tiêu cực không được phép kéo dài.
- Đừng xin sự trợ giúp ngay khi bất kì hành vi tiêu cực nào có dấu hiệu leo thang, như vậy thì sự phân tích chức năng mới được thực hiện và hành động sau đó sẽ có giá trị hơn.
- Đừng hỏi câu gì nếu bạn không chắc chắn học sinh biết câu trả lời. Hãy sử dụng hình thức nhắc nhở, viết mục tiêu hoặc phiếu điền để chuyển hóa các câu hỏi.
- Hãy dạy học trong môi trường tự nhiên nhất có thể. Trẻ bị tự kỉ cần học tập để phản ứng thích hợp với tất cả tác động đến từ môi trường tự nhiên.
- Hãy tìm những ưu điểm trong xu hướng phát triển của đứa trẻ để lặp lại các hành vi và chọn ra hành vi tốt để duy trì nó. (Ví dụ: Nếu đứa trẻ luôn sắp xếp các số, hãy dạy trẻ “chạm vào số 2” bằng cách đưa ra tấm thẻ ngay trước khi bạn biết con sẽ chọn nó, sau đó, củng cố sự phản hồi “chính xác”.)
- Hãy sử dụng nhiều nhất có thể những đồ vật và đồ chơi thật để dạy. Đứa trẻ cần tiếp xúc với những tác động mà họ đang học để tránh “phản ứng học vẹt”.
- Hãy dạy những điều mà trẻ thấy hứng thú. Điều này đảm bảo rằng đứa trẻ sẽ có nhiều cơ hội để học (thu được) cũng như xem xét (duy trì) các mục tiêu và hạn chế nhu cầu dùng đến hoạt động thiết lập.
- Nhắc nhở hoặc “lưu ý” tất cả các phản hồi với mục đích mới. Làm mờ đi sự nhắc nhở càng nhanh càng tốt bằng cách xen kẽ với những phản ứng có tính chủ động.
- Tránh phụ thuộc vào việc gợi nhắc khi cần thiết. Chúng ta muốn đứa trẻ “nói trước” nhiều nhất có thể.
- Tránh những phản hồi “không chính xác”. Chúng ta không muốn đứa trẻ “luyện tập” cái sai. Thay vào đó, hãy dạy “kiểm tra và làm chính xác”.
- Củng cố tất cả những phản hồi “mới” theo tỉ lệ 1-1, sau đó, thường xuyên sử dụng một lịch trình củng cố với tỉ lệ đa dạng.
- Đan xen và đa dạng hóa yêu cầu phản hồi sớm nhất có thể để dạy học sinh phản hồi cả với tác động trực quan lẫn các câu hỏi bạn hoặc yêu cầu bạn đưa ra.
- Dạy học sinh phản hồi với các tính chất đa dạng của cùng một sự vật.
- Bắt đầu việc dạy học với một tác động bất kì bằng lời nói sẽ giúp đảm bảo rằng đứa trẻ phản hồi chính xác. Khi phản hồi với một tấm thẻ “đơn giản” đã được kiểm soát, hãy chuyển sang các thẻ khác mà phổ biến trong môi trường tự nhiên.
- Giữ tỉ lệ 80% phản hồi “đơn giản” (mục tiêu duy trì) và 20% phản hồi “khó” (mục tiêu đạt được).
- Chọn những mục đích, mục tiêu và mục tiêu cá nhân có ích cho đứa trẻ ở thời điểm hiện tại.
- Đừng để dữ liệu can thiệp vào việc giảng dạy. Xem xét các mục tiêu hiện tại và giảng dạy dựa trên kết quả.
- Khi những khó khăn do phân biệt đối xử tăng lên, hãy xác định nguyên nhân và dạy sớm nhất có thể.
- Xác định tần số theo dõi rút ra từ quá trình tri nhận trước đó của người học. Tránh chuyển “quá nhanh” hoặc “quá chậm” từ mục tiêu này sang mục tiêu khác.
- Giới hạn số lượng mục tiêu đạt được trong từng khoảng thời gian nhất định để tạo nhiều cơ hội dạy học.
- Dạy cho “trôi chảy”. Đảm bảo trẻ đáp ứng trong vòng 2 giây trước khi xem xét phản hồi, “độc lập” hoặc “chính xác”.
- Đánh giá điều kiện dạy học (ví dụ: sự củng cố, cạnh tranh trong các hoạt động thiết lập, khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ…) bất cứ khi nào một đứa trẻ thể hiện hành vi nằm ngoài động cơ. Nếu đứa trẻ trốn tránh hoặc muốn thoát khỏi tình huống học tập thì tức là có gì đó không ổn trong “việc dạy” (LƯU Ý: KHÔNG PHẢI GIÁO VIÊN).
Đặng Thanh Hiền dịch
(Nguồn: http://www.letstalksls.com/resource-library/autism/dos-and-donts-teaching-children-autism)