Trong các lớp học ngày nay ở cả thành thị và nông thôn, những trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt xuất hiện ngày càng nhiều. Nó đòi hỏi phải có một chương trình giáo dục riêng cùng với đó là sự hỗ trợ từ các đồng nghiệp. Để những học sinh này có khả năng theo kịp và hòa nhập với những học sinh khác trong lớp học đòi hỏi các giáo viên phải làm việc vất vả phải đầu tư nhiều thời gian và công sức lao động.
- Hướng dẫn học sinh bắt đầu với các nhiệm vụ học tập
Giáo viên dạy trẻ đặc biệt cần phải có một niềm tin rằng những đứa trẻ này có khả năng thành công trong học tập và cần được cam kết trách nhiệm về kết quả đầu ra. Sự cam kết này được hình thành có nghĩa là các giáo viên phải có thêm nhiều sự hỗ trợ để học sinh có thể đạt được kết quả trong các hoạt động ở trường. Giáo viên nên cho học sinh biết khi nào thì chúng phải bắt đầu làm nhiệm vụ, và nhiệm vụ sẽ kéo dài trong bao lâu. Giáo viên nên đặt đồng hồ một cách chủ quan để học sinh có thể nhìn thấy. Trong một số trường hợp đòi hỏi phải có thêm thời gian để học sinh có thể hoàn thành được nhiệm vụ. Nếu có thể giáo viên sẽ ở lại cùng học sinh để hỗ trợ người học nếu nhiệm vụ học tập quá lớn hoặc phức tạp hãy chia nhỏ và đơn giản hóa nó. Các giáo viên cũng nên khen ngợi và có các phần thưởng cho sự nỗ lực của học sinh. Một cách làm hiệu quả đó là đưa ra các phản hồi chi tiết, cụ thể, tích cực ví dụ “con viết tiêu đề rất đẹp”.
- Giúp học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên nên hạn chế tối đa những yếu tố khiến học sinh bị phân tán. Nếu có thể giáo viên có thể dọn dẹp lớp học, bàn ghế để giảm tối đa sự phân tán. Các lớp học thông thường, được trang trí nhiều màu sắc lại chính là nguyên nhân dẫn đến sự phân tán của trẻ. Giáo viên cũng nên hạn chế các tiếng ồn đến từ quạt, điều hòa hay âm thanh từ các phương tiện giao thông và tiếng ồn từ ngoài sân chơi. Một số học sinh thích sử dụng tai nghe để hạn chế các tiếng ồn từ bên ngoài. Giáo viên nên nhận thức rõ về thời gian cần thêm cho những học sinh khác biệt trong quá trình tiếp nhận thông tin. Giáo viên có thể gõ nhẹ vào bàn để nhắc nhở học sinh tập trung làm nhiệm vụ đôi khi có thể sử dụng các tín hiệu để nhắc nhở học sinh khi chúng bị sao nhãng. Giáo viên cũng nên sử dụng các phần thưởng cho việc tập trung vào nhiệm vụ hay khen thưởng những khi học sinh tập trung.
Một số học sinh có những yêu cầu đặc biệt về mặt phương pháp như sử dụng các tấm thẻ với màu sắc khác nhau để giao tiếp với giáo viên. Các giáo viên nên khuyến khích học sinh trong các lớp học hợp tác cùng nhau trong các nhiệm vụ học tập. Đồng thời cân nhắc về việc sử dụng các đồ dùng trực quan và nhịp độ đặt ra các câu hỏi.
- Hướng học sinh làm việc mà không bị gián đoạn
Phụ thuộc vào từng đối tượng mà giáo viên cần biết về mức độ kì vọng. Giáo viên có thể thu thập thông tin từ phụ huynh hoặc từ các nhân viên hỗ trợ. Giáo viên nên cân nhắc hành vi nào là được chấp nhận để không làm ảnh hưởng đến những học sinh khác mà vẫn đảm bảo những học sinh đặc biệt có thể đạt kết quả. Một số học sinh có thể thích đi lại trong lớp học, một số học sinh khác lại bị hứng thú bởi các phần thưởng mỗi khi hoàn thành nhiệm vụ. Bất cứ khi nào có thể hãy khuyến khích trẻ tập trung vào nhiệm vụ. Một số trẻ sẽ tập trung khi ngồi ở những vị trí đặc biệt để tránh sự phân tán như xa cửa ra vào, xa nơi uống nước, tránh các chỗ để đồ dùng học tập.
- Giúp học sinh làm theo các chỉ dẫn
Giáo viên của những học sinh giáo dục đặc biệt cần có kĩ năng để lựa chọn các phương pháp đưa hướng dẫn một cách phù hợp. Học sinh đặc biệt có thể không hiểu những chỉ dẫn thông thường như những học sinh khác. Họ không hiểu những cách nói gián tiếp hoặc những nội quy ngầm hay các quy ước không thành văn. Giáo viên nên sử dụng các ngôn ngữ hướng dẫn đơn giản, trực tiếp và ngắn gọn nhất có thể. Yêu cầu học sinh đọc to và làm theo các hướng dẫn đó hoặc giải thích cho các học sinh khác. Một số học sinh có thể làm theo các chỉ dẫn thông qua các trò chơi diễn kịch, đóng vai.
(Trích: Managing classroom behavior and discipline, Jim Walters and Shelly Frei, 2007)