Trong bài thuyết trình gần đây của tôi với các giáo viên EnCorps, tôi đã thảo luận về chủ đề “Thu hút học sinh trong môn khoa học”. Tôi hy vọng lời khuyên của tôi cũng sẽ hữu ích cho bạn!

Để đạt được mục tiêu này, tôi sẽ tập trung trình bày sự khác biệt giữa việc giảng dạy và lôi cuốn học sinh. Tôi còn nhớ khi mình là một sinh viên sự phạm, các giáo sư của tôi đã nói: “việc giảng bài  không phải là phương pháp hiệu quả trong dạy học”. Điều này thật thú vị phải không?

Nói không với việc giảng quá nhiều

Trong khi giảng bài luôn là lựa chọn ưu tiên của giáo viên, nhưng không phải lúc nào nó cũng là một cách hiệu quả để khuyến khích học sinh, vì vậy, tôi đưa ra những gợi ý sau đây:

  • Việc thuyết giảng chủ yếu dành cho giáo viên hoặc người hướng dẫn.
  • Nếu thầy/cô giảng bài, thì việc này cần hướng đến là một hoạt động tương tác hiệu quả hơn.
  • Mỗi giờ học cần ít nhất 3 lần chuyển đổi nhịp điệu.

Khuyến khích và sự hài hước

Trong thế giới giải trí đã bão hòa của chúng ta, một số giáo viên cảm thấy áp lực để tạo không khí vui vẻ cho học sinh của mình. Tuy nhiên, về lâu về dài, sự thu hút sẽ có ý nghĩa và mạnh mẽ hơn đối với sự trải nghiệm học tập của học sinh hơn là  “pha trò đùa” và thầy/cô sẽ có được sự tôn trọng của học sinh thông qua việc khuyến khích chứ không chỉ là làm cho học sinh vui vẻ.

Một vài bí quyết để khuyến khích (không phải pha trò)

  1. Là một người hướng dẫn, thay vì là nhà ảo thuật
  2. Đặt khoa học vào tay học sinh
  3. Học sinh sẽ bị lôi cuốn bởi những nội dung thử thách
  4. Chia sẻ một cách thành thật những gì thầy cô biết

Khuyến khích học sinh có nghĩa là gì?

Giáo viên nên được xem như người hướng dẫn học tập. Các giáo viên không phải làm nguồn tri thức duy nhất  (hoặc là một “thánh nhân trên bục diễn”); thay vào đó, các giáo viên nên thể hiện vai trò là hướng dẫn học sinh trên con đường học tập. Giáo viên nên khuyến khích học sinh tiếp cận tài liệu từ đó thu hút học sinh vào thí nghiệm khoa học.

Gặp gỡ học sinh và hỗ trợ chúng trong quá trình học tập; thầy/cô cần hiểu về trình độ của học sinh mà chuẩn bị tài liệu học tập sao cho phù hợp.

Thí nghiệm khoa học

Các thí nghiệm thực hành cực kỳ quan trọng, đặc biệt trong các lớp khoa học. Những thí nghiệm sẽ giúp học sinh tránh khỏi những quan niệm sai lầm có thể gặp phải về các khái niệm khoa học. Hơn nữa, thí nghiệm thực hành làm khái niệm trừ tượng trở nên THỰC TẾ hơn với học sinh.

Học tập là trải nghiệm mang tính xã hội. Theo đó học sinh phải thường xuyên trao đổi các ý kiến nếu muốn học; là một giáo viên, các thầy/cô có thể tạo cơ hội cho thảo luận đồng đẳng.

Thay vì cung cấp những ví dụ vô tận để minh họa cho một khái niệm hoặc một quy tắc, các thầy cô nên cung cấp các cơ hội nắm bắt các ý tưởng trong thực hành hoặc các cách tương tác khác. Tất cả các nhân tố đã kết hợp đó ảnh hưởng đến từng cá nhân học sinh tham gia vào học tập trong lớp học.

Học sinh tham gia vào các thí nghiệm khoa học!

6 cách khuyến khích học sinh tham gia

1. Hoạt động thực hành

Thực hành thí nghiệm là một bước quan trọng để trở thành một nhà khoa học. Sau tất cả, chúng ta không học cách xây dựng mạch điện từ trong một cuốn sách. Học sinh có thể tham gia vào nhiều hoạt động thực hành trong lớp khoa học. Tôi sẽ chia sẻ một vài hoạt động ưa thích của mình. Lối sống kỹ thuật số lấy đi những trải nghiệm thực tế của chúng ta, nhưng quan sát một tảng băng khô thật thì không sinh động bằng việc xem 1 video một tảng băng đang trôi nổi xung quanh.

2. Các hoạt động thực hành dễ làm là những hoạt động nào?

– Nhìn qua mắt kính phân cực hoặc kính lọc phân cực

– Nhìn qua kính 3D

– Dùng một chiếc gậy Fun Fly Stick

3. Phòng thí nghiệm

– Nếu thầy cô có đủ tài liệu học tập cho tất cả học sinh, ghép chúng theo cặp hoặc phân theo các trạm học tập.

– Phòng thí nghiệm còn có thể dạy về sự không chính xác của phép đo.

4. Trình diễn

Bắt đầu tiết học bằng một bản demo thí nghiệm để thu hút học sinh. Để minh họa cho một khái niệm trừ tượng, sử dụng một bản demo, cái mà giúp cho sinh viên hình dung ra nội dung trên lớp.

Nếu có thể, cho phép học sinh tự thực hiện một bản demo đơn giản, cá nhân hoặc theo nhóm.

5. Kể chuyện

  • Các câu chuyện rất dễ nhớ
  • Kể chuyện hoặc đóng kịch giúp học sinh liên kết ý tưởng khoa học vào thế giới quan của chúng.
  • Giúp cải thiện khả năng đọc hiểu

6. Điều học sinh quan tâm

  • Kết nối chủ đề khóa học với những điều học sinh quan tâm.
  • Cố gắng hiểu học sinh của mình, nói chuyện thường xuyên với chúng.
  • Ví dụ: thị lực của loài Chó.

7. Các Video

  • Bắt đầu tiết học với một clip video thú vị. Dưới đây là 1 video mà tôi đã thực hiện, trong đó có một vài trình diễn thú vị về lazer

https://www.youtube.com/watch?v=hhthN6m48Vw

  • Sử dụng một video để trình chiếu sau đó để vẫn thu hút được học sinh.

Kết luận: Mục tiêu của các Giáo viên Khoa học.

Tạo ra một lớp học nơi mà học sinh có thể tư duy giống các nhà khoa học.

  • Làm cho lớp của thầy/cô thành nơi học sinh có thể hỏi, trao đổi, thử thách lẫn nhau như những nhà khoa học thực thụ.
  • Khắc sâu những triết lý của khoa học (quan sát, đặt câu hỏi giả thuyết, đòi hỏi bằng chứng thực nghiệm, thiết kế và tổ chức các thí nghiệm,… )
  • Hành động như một người hướng dẫn đang cố gắng hiểu học sinh của mình để có thể giao cho chúng những thử thách có mức độ phù hợp và hỗ trợ việc học của chúng.
  • Đảm bảo rằng các học sinh được trải nghiệm khoa học.

Tác giả: James Lincoln

Lê Hải Thanh dịch