Nói những điều bí ẩn có thể gây được hứng thú đối với học sinh, nhưng làm thế nào mà mỗi ngày đều có những điều bí ẩn để nói trên lớp? Ba ý tưởng dưới đây đem đến các nhân tố bí ẩn cho bất kì lớp học nào và có thể thúc đẩy học sinh chú ý hơn vào các chi tiết xung quanh chúng. Như các giáo viên đã thử nghiệm và đồng tình ủng hộ, ba ý tưởng bí ẩn này chắc chắn sẽ không khiến yếu tố thần bí chi phối đến sự tạo động lực cho học sinh.

Các công cụ quản lí hành vi mà giáo viên đã thử nghiệm!

Những người bạn bí ẩn thúc đẩy các hành vi tích cực

Linda, một giáo viên mầm non, đến từ Mattawan, bang Michigan, khuyến khích quản lí hành vi tích cực với ý tưởng bí ẩn này. Cô ấy giải thích: “Để khuyến khích hành vi tốt ngoài lớp học, tôi lấy tên của hai học sinh từ hộp ra. Tôi không giấu đặc điểm nhận dạng của “những người bạn bí ẩn” này nhưng tôi nói với cả lớp là sẽ quan sát hai người đó để xem họ cư xử thế nào khi tôi gặp họ ở các nơi khác trong trường, trừ lớp học. Tất nhiên, vì không ai biết hai học sinh mà tôi quan sát, tất cả các học sinh đều tự điều chỉnh hành vi của bản thân. Khi tôi trở lại lớp, những học sinh bí ẩn cư xử tốt, mỗi em được chọn một món quà nhỏ như một chiếc nhẫn con nhện, một cái tẩy nhỏ hoặc một hình dán”.

Thùng rác bí ẩn

Nếu bạn đã từng ghé thăm lớp 3 của Peggy vào cuối ngày học, bạn sẽ ngạc nhiên vì sự gọn gàng ngăn nắp. Cô giáo ở Missouri này đã sử dụng bí ẩn để giúp học sinh tìm ra ý tưởng hữu ích này. “Trong nhiều năm, tôi cố gắng tìm ra một phương pháp hiệu quả để học sinh của mình dọn dẹp vào cuối ngày học,” cô thừa nhận. “Có vẻ như phương pháp tôi đã thử không hiệu quả, bất chợt đến lớp, lớp học vẫn còn là một mớ hỗn độn, chỉ có một số ít học sinh cố gắng làm công việc cho tất cả mọi người. Sau đó, tôi đã học được một trò chơi tuyệt vời để sử dụng vào cuối ngày, có tên là “Mẩu rác bí ẩn hoặc Kho báu”.

Để chơi trò này, bạn chia lớp thành hai đội, sau đó bí mật chọn một thứ bất kì trong lớp học mà không liên quan đến lớp hoặc cần phải vứt đi. Đó có thể là một mảnh giấy trên sàn nhà, một số vật dụng thủ công bị bỏ lại, hoặc một cuốn sách đặt không đúng chỗ trong thư viện lớp học. Tôi để cho học sinh biết rằng tôi đã bí mật chọn các vật bí ẩn, sau đó tôi giao nhiệm vụ cho họ xác định vị trí và làm sạch nó hoặc đặt nó vào đúng vị trí. Khi phòng học đã sạch sẽ đúng ý tôi, tôi tiết lộ vật bí ẩn, tuyên bố đứa trẻ đã làm sạch nó là người chiến thắng và trao cho em ấy một trong hai giải thưởng: một hình dán hoặc một điểm cho đội của mình. Tôi chưa từng thấy học sinh nào chọn hình dán. Đây là tôi đang nói đến các bạn trưởng nhóm! (Lời khuyên: Sử dụng kỹ thuật này như là một cơ hội để thúc đẩy một thành viên trong nhóm, người đã có một ngày đặc biệt khó khăn hoặc có thể gặp khó khăn trong việc đoàn kết nhóm)”.

Thông điệp bí ẩn

Một trò chơi truyền hình nổi tiếng đã truyền cảm hứng để Rebecca tạo ra công cụ quản lí hành vi Thông điệp bí ẩn, tuy nhiên tất cả học sinh lớp 2 của cô đều thấy nó rất thú vị! Cô giải thích: “Mỗi buổi sáng, tôi đưa ra một thông điệp bí ẩn gồm nhiều câu cho học sinh hoàn thành bằng các dấu chấm câu. Thông điệp này có thể đưa ra các dữ kiện thực tế liên quan đến một người hay một lĩnh vực trong chương trình học mà chúng ta đang nghiên cứu, hoặc nó có thể là một trò đùa hay một câu đố…

Trên bảng, tôi để số khoảng trống bằng với số chữ trong thông điệp, kèm thêm dấu chấm câu. Suốt cả ngày, bất cứ khi nào tôi hoặc một đồng nghiệp khác bắt gặp học sinh của tôi đều cư xử tốt, giúp đỡ, hay quan tâm, họ sẽ được biết một chữ cái trong thông điệp. Cuối ngày, chúng ta luân phiên đoán (giống trò chơi “Chiếc nón kì diệu”) bất kỳ các chữ cái còn lại và dấu chấm câu cần thiết để điền nốt các khoảng trống chưa điền.

Khi thông điệp hoàn chỉnh, học sinh đọc và rất đỗi ngạc nhiên về những gì thông điệp truyền tải. Thông điệp ấy có thể là một buổi tối không có bài tập về nhà, thông báo về một khách mời sắp đến, nhiều thời gian tự do hơn trong lớp học, thông tin về một chuyến đi thực tế đặc biệt sắp được tổ chức … Học sinh của tôi háo hức mỗi ngày để kiếm được những chữ cái cần thiết và giải mã thông điệp bí ẩn của các em”.

Còn bạn, bạn có các mẹo và thủ thuật “huyền bí” nhằm khuyến khích hành vi tích cực của học sinh không?

Tác giả: Brandi Jordan

Đặng Thanh Hiền dịch