Khi chuyển đổi từ mô hình dạy học truyền thống sang mô hình dạy học phát triển năng lực, đòi hỏi giáo viên phải có sự thay đổi về hình thức tổ chức các hoạt động dạy học. Nhiều giáo viên muốn tổ chức các hoạt động nhóm để học sinh được hợp tác và làm việc một cách chủ động nhưng lại băn khoăn không biết cách làm thế nào để lôi cuốn sự tham gia tích cực của học sinh, làm thế nào để học sinh có thể làm việc nhóm hợp tác có hiệu quả. Trong chuỗi bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một số gợi ý dành cho các thầy cô giáo về cách lập kế hoạch (phần 1), hỗ trợ học sinh khi họ làm việc theo nhóm (phần 2) và cách chuyển từ hoạt động nhóm sang làm việc cả lớp (phần 3) .
Có thể nói, thành công của hoạt động nhóm phụ thuộc rất nhiều vào việc lập kế hoạch từ trước khi buổi học thực tế diễn ra. Năm cách đơn giản dưới đây sẽ là những gợi ý để các thầy cô có thể chuẩn bị cho học sinh của của mình làm việc nhóm hiệu quả là:
- Thiết lập các nội quy, quy tắc và quy trình trong hoạt động nhóm
Việc thiết lập các nội quy và quy trình là một bước quan trọng để đảm bảo học sinh có thể việc nhóm và hợp tác một cách hiệu quả. Nếu bạn đã thiết lập các quy trình từ đầu năm học, thì đây là thời điểm nhắc lại và củng cố các nội quy, quy trình đó. Nếu bạn chưa đặt ra các nội quy trong hoạt động nhóm, thì đây là thời điểm để bắt đầu. Hãy đặt ra từ 3 – 6 kỳ vọng chính và hướng dẫn học sinh cách luyện tập và làm theo các yêu cầu đó. Đừng ngại mất thời gian, cũng đừng lo lắng về việc làm học sinh bị mất hứng thú. Hoạt động này sẽ không chỉ giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động nhóm mà còn làm cho lớp học của bạn trở nên có trật tự và kỉ luật hơn. Nó cũng giúp bạn tránh được những rủi ro liên quan đến hành vi của học sinh trong quá trình thực hiện.
Ví dụ về nội quy hoạt động nhóm:
- Phân công học sinh vào các nhóm và giao bài tập
Không phải lúc nào bạn cũng yêu cầu những học sinh ngồi gần nhau quay lại để tạo thành nhóm. Bạn cũng không nên cho học sinh tự chọn nhóm, vì điều này có thể dẫn đến một số học sinh bị cô lập ra khỏi các thành viên khác. Bạn cũng không nên duy trì số thành viên của nhóm trong một thời gian quá lâu. Vậy bạn cần phải làm gì? Bạn hãy suy nghĩ đến mục đích của mình khi thành lập nhóm là gì? Bạn nghĩ những học sinh nào sẽ tạo thành nhóm và đạt hiệu suất làm việc cao nhất? Làm thế nào để hạn chế những rủi ro khi học sinh ở trong nhóm?… Hãy lập kế hoạch cho việc tạo nhóm học sinh và hãy linh hoạt trong việc thay đổi các thành viên trong nhóm. Điều này sẽ giúp học sinh quen dần với các kĩ năng của việc hợp tác và làm nhóm.
- Xác định vai trò của từng thành viên và quy mô nhóm.
Khi chúng ta chia cả lớp thành hai hoặc ba nhóm, mỗi nhóm gồm 10-15 học sinh, thì điều chắc chắn là nhiều học sinh sẽ ỷ lại vào các bạn hoặc không có cơ hội tham gia và hoạt động. Một nhóm với 3 – 4 thành viên là phù hợp, vì trong đó tất cả học sinh đều phải tham gia. Bên cạnh đó, bạn nền có sự phân công vai trò cho các thành viên trong nhóm, bao gồm: người điều phối, người ghi chép, người trình bày và người tìm kiếm dữ liệu, thông tin,… Trong một số trường hợp, thay vì phân công vai trò cho học sinh, giáo viên nên chủ động hỏi học sinh những nhiệm vụ mà chúng có thể đảm nhận để thực hiện hoạt động một cách hiệu quả. Giáo viên cũng có thể cho học sinh được chủ động lựa chọn các vai trò, vị trí của từng thành viên trong nhóm.
- Lựa chọn các câu hỏi hoặc nhiệm vụ hấp dẫn cho nhóm
Nếu bạn chỉ yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và dễ dàng có được câu trả lời thì có lẽ đó không phải là một nhiệm vụ nhóm thú vị. Nếu bạn giao một nhiệm vụ cho học sinh mà học sinh dễ dàng hoàn thành mà không cần trao đổi, hợp tác hay thể hiện bất kỳ một sự nỗ lực nào, thì có lẽ đó cũng không phải là một nhiệm vụ tốt. Là một giáo viên, chúng ta có thể nghĩ về nhiệm vụ mà các nhóm sẽ thực hiện và tự hỏi: học sinh có cần hợp tác với ai khác để đạt được nhiệm vụ này không? Nếu không, làm thế nào để thay đổi nhiệm vụ để nó đòi hỏi học sinh sự hợp tác và đạt được các mục tiêu học tập? Làm thế nào để hoạt động có điểm “hấp dẫn” “thú vị” với học sinh, để học sinh “muốn” và “thích” hoạt động này?
Trên đây là những điểm cơ bản giáo viên có thể cân nhắc để đưa vào kế hoạch hoạt động nhóm của mình. Chắc chắn sẽ còn cần thêm những yếu tố khác và có những cách khác để chuẩn bị cho công việc nhóm. Bạn có thể bổ sung giúp chúng tôi vào phần bình luận bên dưới?
https://thuviengiangday.com