Tiêu đề của bài viết này được lấy cảm hứng từ một chương trong một cuốn sách mới, Học để cải thiện: Làm thế nào các trường học ở Mỹ có thể phát triển tốt hơn. Điều này được áp dụng như thế nào trong sự phát triển cảm xúc – xã hội và tính cách? Nó liên quan đến câu hỏi: Các trường học có nên đưa vào thực hiện các bài kiểm tra chuẩn phát triển cảm xúc – xã hội và tính cách? Liệu chúng ta có muốn một trí tuệ cảm xúc (EQ) kèm theo chỉ số IQ của một đứa trẻ trong học bạ của học sinh?
Đánh giá trong trường học
Các tác giả của cuốn sách làm rõ một sự khác biệt quan trọng giữa đánh giá phục vụ cho nghiên cứu và đo lường (việc đánh giá được thiết kế cơ bản để cung cấp thông tin cho các nhà nghiên cứu hoặc các nhà làm chính sách) và đánh giá để cải thiện (sự đánh giá được thiết kế để cung cấp phản hồi cho những người đang triển khai thực hiện các chương trình giáo dục). Họ khẳng định rằng sự cải tiến kiểm tra ở cấp độ cao là không tốt vì họ ủng hộ sự đánh giá phục vụ nghiên cứu và đo lường hơn.
Họ cũng chỉ ra rằng có một nhiệm vụ khó thực hiện, đó là tạo ra các tiêu chuẩn công bằng, đáp ứng về mặt phát triển và văn hóa, có thể liên tục cải tiến. Các bài kiểm tra hiện tại thường không đạt tiêu chuẩn về cấu trúc bài kiểm tra.
Trong nhiều trường hợp, những bài kiểm tra này dẫn đến những tác hại nhiều hơn là lợi ích cho học sinh và giáo viên. Bởi vì các bài kiểm tra này cung cấp các tiêu chuẩn đánh giá không hoàn thiện dưới hình thức phản hồi để cải tiến. Chúng ta nên thận trọng trong quá trình phát triển cảm xúc – xã hội và tính cách.
Một phương pháp đánh giá tốt hơn
Các tác giả đề xuất các chuyên gia trường học phải ngồi lại với nhau và xác định các kĩ năng cũng như những phẩm chất mà họ cho là quan trọng, những chỉ số có ý nghĩa nhất đối với họ trong thực tiễn hàng ngày. Kết quả của quá trình này đó là một hệ tiêu chuẩn linh hoạt, được chia sẻ và phù hợp, có thể từ đó rút ra phương pháp cải thiện cho học sinh.
Điều này cũng được nói đến trong một số báo của Tuần san Giáo dục (ra ngày mùng 8 tháng 6 năm 2016) khẳng định rằng sự quan sát và phản ánh của giáo viên về năng lực xã hội của học sinh là rất mạnh, thích hợp và chính xác, nhiều hơn trong bất kỳ đánh giá mức độ hoàn thành nào của học sinh trước đó.
Hơn nữa, khi các chuyên gia thiết lập các nhóm, cộng đồng trên mạng, họ chia sẻ những bài tập cấp độ cao thích hợp và giúp người khác chọn lọc, cải tiến sự đánh giá nhanh hơn làm việc độc lập.
Để nhiều trường học tham gia hợp tác, cần đầu tư nhiều tiền hơn cho sự phát triển chuyên môn của nhân viên và ít tiền hơn cho máy móc hỗ trợ ngành công nghiệp kiểm tra. Thậm chí cần phải liên tục cải tiến hệ thống thanh tra, kiểm tra hàng năm.
Mục đích của việc đánh giá là gì? Để định hướng sự cải thiện.
Khi sự đánh giá có liên hệ trực tiếp đến những kĩ năng chủ yếu mà các trường học muốn tập trung, một vòng tròn tích cực và hữu ích được tạo nên giữa sự đánh giá và hành động. Nó khác biệt hoàn toàn với hệ thống các bài kiểm tra tiêu chuẩn hiện nay.
Thói quen làm việc, hành vi tình cảm xã hội, thái độ học tập và đặc trưng tính cách của học sinh liên quan chặt chẽ đến kết quả học tập của họ và có khả năng can thiệp.
Ngay bây giờ, việc đánh giá của chúng ta ở phương diện này cũng cần liên tục cải tiến vì các kĩ năng của học sinh liên tục được nâng cao.
Trong cương vị chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu giáo dục Mỹ (AERA) vào hơn hai mươi năm trước, bà Ann Brown đã ủng hộ các thủ tục đánh giá “xác thực, rõ ràng và theo chương trình.”
Nếu chúng ta muốn cải tiến sự phát triển cảm xúc xã hội và tính cách của học sinh, sự quan sát và xếp loại của giáo viên cần đi theo định hướng mục tiêu của địa phương và chương trình chung. Một khi điều này được thực hiện trong khu vực, sau đó có thể thực hiện nó để ở quy mô các bang, trên cả nước – và thậm chí cả quốc tế.
Tác giả: Maurice J. Elias
Người dịch: Đặng Thanh Hiền