Gọi một học sinh ra khỏi lớp trước mặt bạn bè của chúng có thể là điều mà hầu hết giáo viên đã làm. Nhưng điều này cũng có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt nhất là khi làm việc với các học sinh trung học. Mặc dù giáo viên không cố ý nhưng việc làm đó có thể để lại nhiều hậu quả hơn là tác động tích cực. Việc nêu tên một học sinh có thể ngừng hành vi của chúng trong khoảnh khắc đó nhưng nó cũng có thể khiến cho việc giao tiếp, hợp tác với học sinh đó gặp khó khăn hơn ở giai đoạn sau đó. Đây là danh sách những điều nên và không nên trong quá trình quản lý lớp học ở bậc trung học. Hãy tin tưởng vào những gì tôi nói vì đó là những gì tôi đã học được từ những thử thách và sai lầm. Tôi hy vọng điều này sẽ giúp các đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy.
- Hãy nhớ thể diện và sự tự trọng là điều quan trọng đối với học sinh ở tuổi teen
Bị phê bình, chỉ trích trước bạn cùng lớp là điều tồi tệ nhất đối với học sinh trung học.
- Đừng đẩy học sinh vào tình thế khó xử
Nó sẽ không có bất kỳ tác động lâu dài nào đối với hành vi của học sinh và học sinh sẽ không còn tin cậy giáo viên nữa.
- Hãy nhớ mục tiêu cuối dùng của việc dạy học là gì?
Đối với tôi, mục tiêu quan trọng nhất là hình thành mối quan hệ với học sinh, tôn trọng họ và coi họ như một đối tác bình đẳng trong quá trình giáo dục.
- Tin tưởng vào học sinh
Đôi lúc học sinh có vẻ không tôn trọng bạn khi chúng có các vấn đề về hành vi nhưng hãy nhớ rằng chúng không phải cố tình làm như vậy. Tuổi trẻ là giai đoạn thử nghiệm những ranh giới và nếu có thể giáo viên hãy tạo thêm cơ hội để có được một mối quan hệ tin tưởng với học sinh.
- Nhớ cách hoạt động của bộ não
Khi các học sinh đang ở vào trạng thái cảm xúc như như xấu hổ hay bối rối… họ không có khả năng lắng nghe những lời phê bình và các cách thức giải quyết vấn đề. Nếu bạn tấn công thêm vào nỗi sợ hãi hoặc tức giận của học sinh, bạn đã mất khả năng để cho họ học hỏi từ những sai lầm.
- Không khiến học sinh cảm thấy bị cô lập
Đi kèm với sự tự tin thái quá lại là sự tự ti thái quá, lứa tuổi học sinh chính là như vậy. Học sinh thông thường có cảm giác tồi tệ, đổ lỗi cho bản thân mình. Dần dần, nó sẽ khiến học sinh tự cô lập hoặc thất vọng về bản thân.
- Thừa nhận những đóng góp tích cực của học sinh
Tập trung vào những gì học sinh đang làm tốt giúp học sinh thấy những cách khác họ có thể làm tốt hơn. Hãy cố gắng phát đi thông điệp rằng: Thầy rất muốn con thành công.

- Đừng ác cảm
Việc giáo viên sử dụng hình phạt thể chất hoặc tinh thần để ngăn chặn việc học sinh vi phạm nội quy trong quá khứ có thể khiến học sinh tự ám thị rằng “Con là đứa trẻ tồi tệ” và con không thể tiến bộ được.
- Đừng hỏi quá nhiều câu hỏi
Con đang gặp khó khăn ở đây? thầy cô có thể giúp con điều gì? Sách, phim ảnh, âm nhạc, thể thao con thích là gì?… nếu bạn quan tâm đến học sinh là tốt, nhưng nhớ là đừng quá vì nó có thể mang đến cho học sinh cảm giác bị kiểm soát.
- Đừng nghĩ rằng bạn có thể giải quyết được mọi việc
Một trong những sai lầm trong quá trình làm việc với các học sinh trung học là giáo viên đã cố gắng cho học sinh biết rằng thầy cô biết tất cả, chúng ta có thể giải quyết được mọi việc. Đừng nghĩ như vậy.
- Hãy cố gắng nói chuyện với từng cá nhân và giúp học sinh biết cách chịu trách nhiệm.
Hãy nhớ rằng việc quy kết trách nhiệm chẳng giải quyết vấn đề gì. Nó sẽ chỉ tập trung vào việc tìm kiếm lỗi lầm của học sinh hơn là giúp học sinh hiểu được trách nhiệm của bản thân và làm thế nào để làm tốt hơn trong lần tiếp theo.
Là giáo viên, bạn có những kinh nghiệm nào khác, hãy chia sẻ cùng cộng đồng giáo viên!
– Táo giáo dục dịch –
(Nguồn: https://www.weareteachers.com/dos-donts-middle-school-classroom-management/)