Là giáo viên không ai muốn trở thành một người giáo viên buồn tẻ, cố gắng tăng thời gian chờ đợi để học sinh suy nghĩ, dạy học sinh phản hồi bằng các tín hiệu và yêu quý chính bản thân người học là những cách để giáo viên thành công hơn trong việc giảng dạy.
Trở thành một giáo viên buồn tẻ là điều tồi tệ của mỗi chúng ta, tuy nhiên việc thay đổi nó cũng đòi hỏi rất nhiều sự nỗ lực. Hãy đối mặt với điều này: một vài ngày bạn cố gắng trở nên thú vị hơn, trong khi những ngày khác chúng ta cảm thấy giống như học sinh chẳng quan tâm và hứng thú về điều gì. Chúng ta nên kết thúc cả 2 trạng thái đó. Dưới đây là một số ý tưởng có thể giúp bạn:
- Sử dụng thời gian chờ đợi
Tất cả chúng ta đều biết rằng thời gian chờ đợi nghĩa là một khoảng thời gian từ khi giáo viên đặt ra câu hỏi cho học sinh đến trước khi chúng ta gọi tên người học để đưa ra câu trả lời. Nếu chúng ta tăng thời gian chờ đợi lên từ 1 đến 3 giây, học sinh sẽ có câu trả lời dài hơn, tốt hơn từ 400 đến 800% đối với những học sinh tốt và đối với những học sinh kém hơn thì hiệu quả cũng đạt đến 37%. Đó là kết quả trong một nghiên cứu của Roseph trong công trình “tác động của thời gian chờ đợi và khả năng trả lời các câu hỏi trong môn khoa học”.
Nếu bạn đã có ý thức trong việc dành ra một khoảng trong thời gian chờ đợi hãy cố gắng thử làm nó tốt hơn. Bằng cách cho phép sau khi học sinh đầu tiên trả lời sẽ có một khoảng thời gian chờ đợi tiếp theo đến khi gọi học sinh thứ 2. Tôi biết điều này vì khi tôi bắt buộc bản thân mình phải chờ đợi ít nhất 3 giây sau khi học sinh đưa ra phản hồi, khi đó học sinh của tôi bắt đầu nhìn xung quanh và cố đoán xem có gì sai hay không. Nếu thời gian chờ đợi là điều quen thuộc, sau đó học sinh có thể đưa ra một câu trả lời khác thay vì chờ đợi phản hồi cho câu trả lời trước. Một lần nữa chúng ta lại có hiệu quả từ việc tăng thời gian chờ đợi. Chúng ta muốn khuyến khích học sinh đưa ra phản hồi, mở rộng câu trả lời, đưa ra các câu hỏi… tuy nhiên điều này không thể làm ảnh hưởng đến không khí lớp học cũng như sự giao tiếp giữa giáo viên và học sinh.
Hãy nói ít lại và làm cho cả lớp cảm thấy hứng thú. Chúng ta sẽ nghe được nhiều hơn phản hồi của người học.
- Cố gắng dùng các tín hiệu
Giáo viên thường có một cách làm quen thuộc là gọi học sinh giơ tay. Khi chúng ta thấy một học sinh giơ tay lên, chúng ta sẽ muốn gọi học sinh đó. Rất nhiều người trong số chúng ta được dạy cách để tăng thời gian chờ đợi nhưng ngay lúc đó chúng ta sẽ gặp khó khăn với những học sinh không chịu giơ tay.
Tôi đã áp dụng một chính sách quy định về các tín hiệu về việc gọi học sinh các tín hiệu đã tạo nên sự giao tiếp bằng mắt với giáo viên và cho phép chúng ta nở một nụ cười. Nó buộc những học sinh không sẵn sàng đưa ra câu trả lời sẽ phải tham gia đồng thời giảm đi sự tức giận khi chúng bất ngờ bị gọi lên.

Trong các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, hoạt động này khá hiệu quả. Khi hiệu trưởng bước vào trong phòng, ông thấy tôi đang đặt ra những câu hỏi tư duy bậc cao. Ông thấy học sinh tự nguyện chia sẻ và phản hồi lại những câu hỏi của giáo viên. Hiệu trưởng cũng nhìn thấy trong lớp học của tôi học sinh giao tiếp bằng mắt và nở nụ cười. Khi hiệu trưởng rời khỏi phòng tôi đã cười phá lên vì học sinh của tôi bỗng nhiên tập trung khác thường.
- Yêu quý những học sinh trong lớp
Những giây phút hạnh phúc là điều cần thiết để việc giảng dạy trở nên đỡ nhàm chán. Tôi đã dành thời gian trong tháng 2 và tháng 3 để dự giờ của các giáo viên khác. Tôi thấy việc giảng dạy cùng một nội dung cho hết lớp này đến lớp khác, năm này qua năm khác khiến công việc này trở nên nhàm chán. Nhưng nếu chúng ta biết tập trung và đi tìm những điều mới mẻ thì niềm vui vẫn hiển hiện. Tôi muốn nói đến những học sinh trong lớp học của chúng ta. Chúng thực sự là niềm vui và hạnh phúc của các giáo viên. Chỉ có điều chúng ta có nhìn nhận và trân trọng nó hay không. Tôi thích nhìn một cậu bé có mái tóc xoăn và đôi mắt nâu, tôi thích nhìn một học sinh đang cố gắng để thể hiện bản thân gây sự chú ý, đôi khi tôi lại thích những câu trả lời ngây ngô hài hước…để tìm được niềm vui trong suốt 20 năm của công việc giảng dạy, việc yêu quý người học là điều bắt buộc. Hãy nhớ rằng đừng bao giờ tự đánh mất đi niềm vui và sự hài hước. Vì thiếu nó công việc giảng dạy sẽ trở lại với sự nhàm tẻ và buồn chán.
Các ý tưởng sáng tạo trong dạy học: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC – Ý TƯỞNG VÀ CÔNG CỤ: https://taotailieu.com/tai-lieu/tai-lieu-hoat-dong-day-hoc-y-tuong-va-cong-cu/
Nguyễn Hữu Long dịch
Tác giả: Jonathan Eckert