Không ai biết về các kỹ thuật dạy học với bản đồ hơn các giáo viên địa lý. Thế nên trong thời đại mà bản đồ đang trở nên sống động trên màn hình điện thoại thông minh, thì điều quan trọng là làm thế nào để tận dụng tối đa khả năng của những thiết bị này phục vụ cho mục đích học tập.
Dưới đây là bảy cách đơn giản giúp đưa công nghệ di động, vị trí và bản đồ vào hoạt động giảng dạy và học trong môn Địa lý.
- Tích hợp bản đồ tương tác với thiết bị đa phương tiện
Một cách dễ dàng để cung cấp một lượng lớn thông tin về một vị trí cho trước là kết hợp âm thanh và video vào một điểm mốc. Thiết bị đa phương tiện gắn kết cao với các học sinh, và có thể đưa ra nhiều thông tin về bối cảnh hơn là chỉ một cái tên hay một dấu chấm trên bản đồ. Khả năng tiếp cận các tài liệu cá nhân ở thời gian bất kỳ khiến việc học tập thông qua thiết bị di động thích hợp cho cả trên lớp lẫn ôn tập tại nhà.
- Chia lớp học thành các nhóm nhỏ và để chúng tranh tài về các điểm quanh một thành phố hay một khu vực tự nhiên
Khám phá địa lý, tất nhiên, được thực hiện tốt nhất ở ngoài trời. Mặc dù các thiết bị đa phương tiện có thể cung cấp một nền tảng thông tin sâu, nhưng nó không hoàn toàn so sánh được với những trải nghiệm tại thực địa mà không có một màn hình. Việc có một thiết bị di động trong khi quan sát, tuy nhiên, có thể tăng cường trải nghiệm học tập bằng nhiều cách. Học sinh có thể sẽ được giao nhiệm vụ tự mình khám phá các điểm mốc, hoàn thành thử thách và giành điểm số. Một chiếc điện thoại thông minh có thể cho các thông tin chi tiết và điểm thưởng cho học sinh chỉ được tính khi chúng tới gần được điểm mục tiêu. Theo đuổi và khám phá một mục tiêu là một công cụ tuyệt vời để tạo động lực và phát triển sự hứng thú trong học tập cho học sinh.
- Cho phép học sinh chỉ ra những địa điểm nào chúng thấy hấp dẫn và đóng góp vào một danh sách các địa điểm quan trọng bằng cách ghi dấu các vị trí, ghi chú và ảnh của học sinh trên bản đồ
Sự tham gia chủ động trong quá trình học tập đã được chứng minh là sẽ gia tăng kết quả học tập, và ngày nay học sinh có thể tham gia vào quá trình tạo ra các học liệu, cho cả riêng bản thân chúng lẫn các bạn khác. Bằng việc này, cùng với các yếu tố nhấn mạnh sự tương tác và cạnh tranh trong lớp sẽ đảm bảo thu hút và duy trì sự chú ý của học sinh vào bài học.
- Cung cấp các hoàn cảnh lịch sử cụ thể của một địa điểm qua việc sử dụng công nghệ thực tế
Tăng cường sử dụng công nghệ thực tế có thể cung cấp một loạt các khả năng đáng kinh ngạc để làm phong phú thêm thông tin về một vị trí, ví dụ, một cái nhìn về cùng một địa điểm từ 20 hay 200 năm trước. Nó cũng có thể cung cấp thông tin về không gian ba chiều, tạo nên một trải nghiệm độc đáo mà chỉ có thể có được nhờ một thiết bị di động.
- Thể hiện các giai đoạn phát triển của một thành phố bằng cách sử dụng các bản đồ lịch sử
Điện thoại thông minh và dịch vụ “google map” có thể được sử dụng, theo một cách nào đó, để du hành ngược thời gian. Thay vì có một bản đồ hiện đại, cập nhật, vị trí của một học sinh có thể được hiển thị trên một bản đồ của lịch sử. Các bản đồ lịch sử, là một cách tuyệt vời để dạy về lịch sử của một địa danh và tiến trình phát triển của nó.
- Kết hợp kiểm tra dựa trên vị trí trong đánh giá kiến thức của học sinh
Trả lời câu hỏi đã được chứng minh là một trong những cách tốt nhất để học sinh ghi nhớ những gì chúng được học. Các câu đố trên thiết bị di động có thể giúp tăng cường trí nhớ bằng cách kết nối nó với một địa điểm. Ví dụ, học sinh có thể được hỏi về một điểm mốc mà chúng đã có mặt ở đó. Điều này tăng cường sự hứng thú của học sinh với các tài liệu học tập và có khả năng dẫn đến thành công trong học tập cao hơn. Kiểm tra bằng cách số hóa, dĩ nhiên, sẽ cho phép việc giám sát và tính toán điểm số được dễ dàng hơn.
- Và một gợi ý cuối cùng
Tất cả các phương pháp dạy học trên có thể được hiện thực hóa qua nền tảng Học viện di động và các dịch vụ của nó.
Dưới dây là một danh sách các dự án giáo dục đã thành công tận dụng tối đa việc học trên thiết bị di động dựa trên vị trí:
Settlers of Manhattan – Động lực chính của dự án là khám phá những cácnh mới đẻ thiết kế và thử nghiệm các trờ chơi định vị chạy trên nền tảng di động, để giúp giáo dục trẻ em ở trường trung học về thực dân Hà Lan ở Manhattan vào đầu những năm 1600.
Learning While Walking – Dự án sáng tạo “Learning while walking – Học tập khi đi bộ” được thiết lập với sự hợp tác của Technolab Leiden nhằm phát triển một phương pháp giáo dục tích hợp với điện thoại di động.
Hòn đảo – Là một phần của kết hợp với Hiệp hội Waag và Viện John Adams để tạo ra The Island; một trò chơi di động kết nối học sinh ở Amsterdam và New York trong thời gian thực. The Island là một trò chơi đô thị về lịch sử giao dịch giữa Amsterdam và NYC.
Frequency 1550 – Frequency 1550 là một trò chơi trong đó sử dụng điện thoại di động cho phép học sinh trung học chủ động tìm hiểu về lịch sử thời trung cổ thay vì thu nhận kiến thức một cách thụ động. Mục đích của dự án là mang thời Trung cổ sống động hơn với học sinh, trong các bài học lịch sử của chúng.
Nguồn: http://mobilelearningacademy.org
Nguyễn Thành Luân dịch