Những kỹ thuật này thúc đẩy sự chủ động, độc lập và giúp học sinh nhận ra cách làm thế nào để tự mình và các bạn cùng lớp có thể hiểu và hoàn thành các nhiệm vụ.
Các lớp học linh hoạt dựa vào khả năng độc lập và tự chủ của học sinh. Nếu giáo viên muốn tối đa hóa thời gian tự học hoặc muốn học sinh tương tác theo nhóm nhỏ, tất cả đều phải có sự tự chủ của học sinh.
Nhưng có một sự thật mà tất cả giáo viên đều biết là học sinh dù ở độ tuổi nào cũng luôn phụ thuộc vào sự trợ giúp của người lớn. Thay vì loại bỏ các lớp học của các nhiệm vụ đòi hỏi sự tự chủ, giáo viên có thể trang bị học sinh những kỹ năng và biết cách trở thành trợ người đồng hành hỗ trợ học sinh.
Sáu chiến lược đơn giản để thúc đẩy quyền tự chủ của học sinh
*1-2-3 sau đó mới là giáo viên: Cách tiếp cận này yêu cầu học sinh dựa vào sự hiểu biết bản thân và các bạn về nhiệm vụ học tập. Cho học sinh một phút để suy nghĩ độc lập, hai phút để thảo luận và trao đổi với nhau, và ba phút để lên kế hoạch giải quyết nhiệm vụ. Chỉ sau ba bước đó học sinh mới có thể yêu cầu sự trợ giúp. Hoặc giáo viên đưa ra một phút giải thích, hướng dẫn cho cả lớp sau đó mới cho học sinh đọc thầm hoặc làm việc theo cặp.
* Ghi lại các hướng dẫn và phản hồi: Đây là những công cụ đơn giản nhưng có hiệu quả đặc biệt là cho những sinh viên có kỹ năng đọc và viết kém hơn. Dùng các thiết bị với chức năng ghi nhớ giọng nói để ghi lại chính mình hướng dẫn. Học sinh sẽ mở lại và nghe các hướng khi cần thiết. Học sinh cũng có thể nghe lại những nội dung khó hoặc đơn giản chỉ để nghe lời giải thích của giáo viên thêm một lần nữa. Đặt thiết bị ở trạm học tập nơi sinh viên hoàn thành nhiệm vụ của mình hoặc đăng trên trang web hoặc ứng dụng của lớp như google classroom.
Các bản ghi âm này sẽ xây dựng tính độc lập trong hoàn thành nhiệm vụ nếu học sinh cũng có thể ghi lại phản ứng của họ đối với một nhiệm vụ hoặc hiệu năng kỹ năng của họ. Điều này giải phóng sinh viên khỏi việc phải đợi sự hỗ trợ của giáo viên và cho phép giáo viên làm việc với các cá nhân hoặc các nhóm nhỏ. Với học sinh ở các lớp nhỏ, các bản ghi âm có thể được phát trực tiếp từ các thiết bị điện tử. Các học sinh lớn hơn có thể lên một trang web hoặc thư mục riêng do giáo viên tạo ra.
* Các tài nguyên và nguồn tài liệu học tập: Một cách làm khác có thể hỗ trợ đắc lực giáo viên khi làm việc với học sinh đó là tạo ra các tài liệu học tập. Các file này bao gồm các giải pháp khắc phục sự cố cho thói quen và công cụ mà học sinh sử dụng thường xuyên. Ví dụ: phải làm gì khi màn hình iPad không hoạt động hoặc làm thế nào để mở được nhiều chương trình trên máy tính… Các file hỗ trợ này có thể bao gồm các trình tổ chức đồ họa bổ sung, các giao thức chỉnh sửa ngang hàng và các phiếu tự đánh giá. Các tệp này có thể là các tài liệu in và được đặt trong một khu vực nổi bật của phòng để học sinh dễ dàng tiếp cận
* Tấm thiệp gợi ý: Tương tự như việc hỗ trợ bằng các file tài liệu, việc dùng các tấm thiệp gợi ý sẽ được áp dụng cho các bài học cụ thể. Ví dụ, giáo viên trong video này đã dự đoán các bước mà học sinh gặp khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ giải một bài toán. Các thẻ gợi ý của cô sẽ chỉ đường cho học sinh nếu họ bị mắc kẹt, và học sinh sẽ sử dụng thẻ để tự làm trước khi hỏi ý kiến của cô.

* Các Cúp với nhiều màu sắc: Chiến lược theo dõi và báo hiệu tự động này xây dựng kỹ năng của học sinh trong việc quyết định xem liệu khi nào và khi nào họ cần sự giúp đỡ của giáo viên. Mỗi nhóm (hoặc cá nhân) nhận được một ngăn xếp của chiếc cúp màu (màu xanh lá cây, màu vàng, và màu đỏ để giống đèn giao thông). Giáo viên hướng dẫn học sinh để hiển thị cốc phù hợp với cách chúng đang làm việc:
- Cúp xanh: Chúng con đang làm rất tốt – không cần giáo viên giúp đỡ.
- Cúp vàng: Chúng con cần trợ giúp của giáo viên nhưng có thể tiếp tục làm việc trong khi chờ đợi.
- Cúp đỏ: Chúng con cần giáo viên giúp ngay và đã ngừng làm việc.
Giáo viên theo dõi các cúp trong khi lưu hành, và làm việc với các nhóm theo mức độ khẩn cấp. Lúc đầu, giáo viên có thể thấy rằng học sinh luôn đặt lên bàn chiếc cúp màu đỏ mỗi khi gặp trở ngại. Đây là một cơ hội khác để khuyến khích sự độc lập: Giáo viên sẽ chỉ hỗ trợ khi học sinh đã đặt chiếc cúp màu vàng trước khi đặt chiếc cúp mày đỏ. Cho phép học sinh có cúp màu xanh được hỗ trợ các bạn trong nhóm có cup màu đỏ…
* Thẻ câu hỏi: Các câu hỏi này giúp học sinh quyết định xem câu hỏi của họ về nhiệm vụ là “phải hỏi giáo viên” hoặc “có thể tự tìm được câu trả lời” Mỗi học sinh – hoặc nhóm – nhận được một số ít thẻ câu hỏi (ví dụ như đồng xu, giấy vuông) đây chính là số lần học sinh có thể gọi giáo viên để được giúp đỡ. Nếu học sinh chỉ có giới hạn một số tấm thẻ, nghĩa là họ phải cân nhắc về việc sử dụng nó sao cho hiệu quả và chỉ sử dụng sự hỗ trợ của giáo viên khi thật cần thiết.
Mục đích của các tấm thẻ câu hỏi là để học sinh tự suy nghĩ, đánh giá tính phức tạp của vấn đề trước khi có sự giúp đỡ. Đồng thời nó khuyến khích học sinh tự chủ trong việc tìm ra câu trả lời. Cũng giống như các cúp màu (ở bên trên), giáo viên hướng dẫn học sinh học cách sử dụng các thể câu hỏi. Ví dụ, nếu một học sinh đặt câu hỏi, hãy nói “Bạn có thực sự muốn sử dụng một tấm thẻ câu hỏi đó?” Và đưa ra một gợi ý chung về thời gian, ở đâu, hoặc làm thế nào để tìm ra câu trả lời.
Để có hiệu quả, các chiến lược này phải được giảng dạy, luyện tập và thực hành nhiều lần. Học sinh sẽ không trở thành một đứa trẻ tự chủ, độc lập qua đêm, nhưng nếu giáo viên kiên trì trong thời gian và nỗ lực khắc phục những khó khăn trên thực tế chắc chắn học sinh sẽ ngày càng độc lập và tự chủ hơn.
Tác giả: TS. Jessica Hockett, Kristina Doubet
Nguyễn Hữu Long dịch