Quá trình chuyển tiếp giữa các tiết học hoặc giữa các hoạt động luôn khiến cho giáo viên phải điên đầu. Có những khi bạn mất hai mươi giây để khởi động máy tính, mở được slide bài giảng và chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo nhưng lớp học khi đó đã trở nên náo loạn như một cái chợ. Minh Anh đang ném bút chì vào người Anh Quân, Đức Minh đang trêu chọc Khánh Linh…

Vâng, đó là những gì đã diễn ra trong lớp học của bạn và cả của tôi nữa. Làm thế nào để chúng ta có thể thoát khỏi tình trạng này?

Đây là chìa khóa: Tạo lập và dạy các quy trình cho các hoạt động chuyển tiếp. Sau đó, liên tục thực hành và củng cố các quy trình này – giống như chúng ta đã từng thảo luận trong các bước của việc quản lí lớp học.

Câu hỏi tiếp theo là, quy trình cho các hoạt động chuyển tiếp nên là gì? Sẽ không có một đáp án chính xác. Nhưng dưới đây là một vài ý tưởng để bạn suy nghĩ và hành động đúng hướng.

Ý tưởng cho việc chuyển tiếp trong các mô hình lớp học nhỏ:

  1. Đưa ra các chỉ dẫn trực tiếp cho các hoạt động chuyển tiếp. Trong lớp học của tôi, tôi không gặp quá nhiều vấn đề với các hoạt động chuyển tiếp vì tôi liên tục đưa ra các hướng dẫn khi học sinh mở sách, lấy bút, thảo luận,… v.v. Học sinh không có thời gian “tạm ngừng” hoặc “nghỉ ngơi” nên chúng phải chú ý lắng nghe các chỉ dẫn của giáo viên và không có thời gian cho việc nói chuyện riêng.
  2. Thiết kế các hoạt động chuyển tiếp

Những lần khác, bạn có thể muốn cho học sinh của mình nghỉ ngơi một chút. Hãy dành thời gian cho học sinh nghỉ ngơi và di chuyển xung quanh lớp, hoặc đơn giản là cho ba mươi giây thời gian nói chuyện tự do. Chìa khóa dành cho bạn là cần thực hành đúng quy trình – đặc biệt là giai đoạn lôi cuốn học sinh quay trở lại.

  1. Lấy lại sự chú ý của học sinh

Giáo viên hãy tạo ra những cách thức để lấy lại sự chú ý của học sinh. Đây có thể là một tiếng chuông, một tín hiệu vỗ tay hoặc những hiệu lệnh và trả lời. Vấn đề là bạn thực hành các quy trình này đủ để lấy lại sự chú ý của học sinh trước khi mọi thứ vượt khỏi tầm kiểm soát.

  1. Ra mệnh lệnh theo nhịp điệu

Khi học sinh cần chuẩn bị một số tài liệu học tập nhất định hoặc mở một trang sách nào đó. Bạn có thể dạy học sinh đọc to tiếng Trang 5, trang 5, trang 5 cho đến khi chúng tìm thấy. Kỹ thuật này được lấy từ Whole Brain Teaching. Nó không chỉ khiến học sinh tập trung vào những gì chúng làm mà còn ngăn chúng trò chuyện với bạn bên cạnh (bởi vì chúng quá bận rộn khi cứ phải “tụng kinh” Trang 5, trang 5).

  1. Sử dụng các hiệu lệnh

Khi bạn giao một nhiệm vụ học tập cho học sinh, nhưng có học sinh làm ngay lập tức và có những học sinh lại trì hoãn tự hiện. Hãy dạy cho học sinh các hiệu lệnh như một mệnh lệnh hành động, và yêu cầu tất cả học sinh cùng thực hiện đồng thời. Ví dụ như, khi giáo viên hô “bắt đầu” tất cả phải bắt tay làm việc hoặc khi giáo viên hô “dừng lại” học sinh không được phép làm thêm,..

  1. Cho học sinh biết mức độ “âm lượng” mà bạn chấp nhận được. Nếu bạn muốn học sinh cất sách vở một cách trật tự và lấy cuốn sách khác trong sự im lặng thì bạn cần phải nói chính xác cho học sinh biết. Đừng bắt học sinh phải tự đoán ý vì chúng sẽ không thể làm được điều đó.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, chìa khóa cho mỗi ý tưởng này là bạn phải dạy cho học sinh một cách rõ ràng và kiên định, đồng thời phải thực hành quy trình cho đến khi học sinh thành thạo.

Nhớ giải thích, thực hành, sửa chữa và làm lại. Và sau đó liên tục củng cố các quy trình chuyển tiếp mới trong suốt vài tuần mới.

Những cây bút chì bay sẽ trở thành quá khứ. Nhưng sự náo loại và cơn cáu giận của bạn sẽ đi vào dĩ vãng. Hoặc, cho dù không được như vậy nhưng chắc chắn chúng ta sẽ tạo nên được cho học sinh những thói quen tốt.

Nguyễn Hữu Long