Gần đây tôi đã phỏng một học sinh đang học theo chương trình dạy học phát triển năng lực, tại sao con lại chọn chương trình đó thay vì chương trình truyền thống. Không do dự, học sinh đó đã nói về khả năng học theo cách riêng của bản thân và làm cho việc học thực sự hiệu quả.
Dạy học phát triển năng lực mang đến sự tự do và linh hoạt cho phép học sinh có được cảm giác thoải mái hơn với trường học. Nơi đó học sinh thực sự là trung tâm của quá trình học tập. Nó tập trung vào 4 đặc điểm chính:
- Hoạt động học tập cho phép người học cá nhân hóa trải nghiệm học tập để đáp ứng nhu cầu của chính bản thân người học.
- Người học thể hiện năng lực như một thước đo quá trình học tập.
- Người học có thể chọn thời điểm và nơi họ học.
- Hoạt động học tập và cấu trúc khóa học cho phép người học chịu trách nhiệm cho việc học của bản thân.
Trong dạy học phát triển năng lực, các nhà thiết kế chương trình đã đưa ra nhiều chiến lược về nội dung và kinh nghiệm học tập. Để giúp học sinh làm chủ quá trình học tập, người ta đã đưa ra các tiêu chí:
- Sự đa dạng
- Lựa chọn
- Tương tác
- Kiểm soát
- Sự hứng thú
Sự đa dạng
Nghiên cứu cho thấy, học sinh muốn có sự đa dạng trong trải nghiệm học tập, điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi học sinh dễ dàng truy cập vào một loạt các trải nghiệm đa phương tiện, trực tiếp và online.
Sự đa dạng ở đây có nghĩa là cung cấp cho người học các loại hoạt động học tập khác nhau. Ví dụ, một nội dung có thể yêu cầu người học tiến hành tìm kiếm thông tin trên mạng, sau đó sử dụng thông tin đó để đưa ra các quan điểm, dự đoán.
Bài học tiếp theo có thể yêu cầu người học tạo sơ đồ tư duy để minh họa các yếu tố chính của vấn đề, sau đó sử dụng sơ đồ tư duy để tạo ra các giải pháp khả thi cho vấn đề.
Sự đa dạng các hoạt động học tập làm cho việc học trở nên thú vị. Từ đó, học sinh nỗ lực hơn trong quá trình học tập.
Tùy chọn
Mọi người đều thừa nhận rằng, mỗi học sinh đều có sở thích, cá tính, nhu cầu và phong cách học tập riêng. Ngày nay, công nghệ làm cho người học có thể lựa chọn cách tiếp nhận các tài liệu học tập. Ví dụ, công nghệ giúp bạn dễ dàng tìm thông tin từ văn bản, video hoặc âm thanh.
Cung cấp cho người học lựa chọn cũng là điều thực tế. Học sinh có thể đọc tài liệu trên lớp, sau đó nghe một bài học trực tuyến khi trên xe bus về nhà. Khi học ở nhà, học sinh có thể thích xem một vài video tham khảo.
Sự linh hoạt trong việc lựa chọn cách tiếp cận kiến thức giúp người học cá nhân hóa trải nghiệm học tập theo những cách có lợi cho họ.
Sự tương tác
Giả sử bạn sẽ mất vài năm để có thể tốt nghiệp một cấp học, nhưng trong thời gian đó bạn hầu như không có tương tác với giáo viên, quá trình học tập chỉ là nghe, ghi, học thuộc và trả bài.
Mặc dù nhu cầu tương tác của con người rất khác nhau, nhưng mọi người đều thừa nhận vai trò của tương tác đối với việc hình thành nhân cách của người học. Sự tương tác khiến học sinh không cảm thấy bị cô lập, bỏ rơi trong quá trình học tập, phát triển được các ý tưởng và thể hiện được ý tưởng của bản thân.
Kiểm soát
Chương trình dạy học phát triển năng lực mang đến sự linh hoạt trong cách tiếp cận quá trình học tập của học sinh. Học sinh muốn đưa ra quyết định của riêng mình về thời điểm và nịp độ trong quá trình học tập.
Các hoạt động học tập được thiết kế để cung cấp cho người học quyền kiểm soát quá trình học tập và khuyến khích sự độc lập và tự chủ. Ví dụ như thiết lập mục tiêu học tập, giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung và tự đánh giá. Việc khuyến khích người học kiểm soát quá trình học tập cũng giúp người học phát triển các kỹ năng mà họ có thể sử dụng để đạt được các mục tiêu học tập và nghề nghiệp trong tương lai.
Sự hứng thú
Dạy học phát triển năng lực làm cho việc học trở nên thú vị khuyến khích người học tham gia vào quá trình học tập và có thể giúp học sinh kiên trì khi họ cảm thấy nản lòng, choáng ngợp hoặc bị phân tâm bởi trải nghiệm học tập hoặc các vấn đề trong cuộc sống.
Nhiều yếu tố có thể làm cho trải nghiệm học tập trở nên thú vị, như sự đa dạng, tùy chọn, tương tác và quyền lựa chọn.
Tuy nhiên, dạy học phát triển năng lực không đồng nghĩa với việc lúc nào cũng mang lại niềm vui, sự thoải mái cho người học. Cần hình thành ở học sinh sự kiên trì, nỗ lực và khả năng vượt qua những khó khăn cũng như những thất bại tạm thời trong quá trình học tập.
Những yếu tố trên đây, là đặc điểm cơ bản và cũng là lợi thế quan trọng trong quá trình dạy học phát triển năng lực, nó thúc đẩy học sinh tham gian nhiều hơn và có được động lực học tập. Điều cốt yếu là, chúng ta – các giáo viên, sẽ mang những đặc điểm đó vào trong chương trình giảng dạy và các hoạt động dạy học trên thực tế. Khi đó, những ưu thế của việc dạy học phát triển năng lực mới thực sự được phát huy.
https://thuviengiangday.com dịch