Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc cho học sinh nghe nhạc rock trong khi chúng đang làm bài thi giữa kì? Hay quyết định loại bỏ các bài thuyết trình Power Point trong bài giảng trên lớp? Yêu cầu học sinh của bạn ghi chép nhiều hơn để ghi nhớ nhiều hơn? Nếu câu trả lời là không, bạn có thể cần suy nghĩ lại về các khái niệm tâm lí học và vai trò của nó trong môi trường học tập.
Dưới đây là 35 chiến lược tư duy phê phán, dựa trên lí thuyết của Sigmund Freud.
- Phân bổ sự chú ý
Định nghĩa: Điều này liên quan đến khả năng ‘đa nhiệm’ của chúng ta, tức là chúng ta có thể thực hiện đồng thời nhiều thao tác hay không. Trong khi bài tập nghe hai tai liên quan đến việc cố gắng tập trung vào chỉ một thông điệp, các nghiên cứu về sự chú ý phân bổ lại yêu cầu lắng nghe nhiều nguồn thông tin. Các nghiên cứu ban đầu đã chỉ ra hai yếu tố quan trọng quyết định khả năng đa nhiệm của chúng ta: 1) Sự giống nhau của các nhiệm vụ. Allport et al. (1972) yêu cầu người tham gia học một nhóm từ trong đó ẩn chứa một thông điệp. Họ thấy rằng người tham dự có thể học các từ khi chúng được trình bày một cách trực quan chứ không phải được trình bày như những từ được nói. Tuy nhiên, nếu thông điệp đủ khác biệt thì có thể học được theo cả hai cách. 2) Chúng ta thực hiện công việc tốt như thế nào. Spelke et al. (1976) thấy rằng, trong thực hành, học sinh có thể học cách đọc một câu chuyện trong khi viết ra một danh sách các từ và đọc thành tiếng.
Ứng dụng: Giáo viên không nên đòi hỏi học sinh phải thuần thục các kĩ năng đa nhiệm, đặc biệt là sau một kì nghỉ dài. Tốt nhất là giáo viên hướng dẫn học sinh từng bước thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến phân bổ sự chú ý.
- Xử lí nối tiếp và song song
Định nghĩa: Học một đối tượng tại một thời điểm, tuần tự (xử lí nối tiếp), so với việc học tất cả chúng cùng một lúc (xử lí song song).
Ứng dụng: Tâm lí nhận thức so sánh việc xử lí thông tin của não người và của máy tính. Máy tính hoạt động chủ yếu dưới một hệ thống xử lí nối tiếp và tâm trí con người đã được chứng minh là hoạt động hiệu quả hơn theo cách này.
- Bộ nhớ ngẫu nhiên
Định nghĩa: Thông tin được tiếp nhận không chủ đích và có chủ đích thường đáng nhớ ngang nhau. Craik và Tulving đã chứng minh rằng không phải sự chủ động tiếp nhận, mà đúng hơn là cách tiếp nhận tại thời điểm mã hóa khiến thông tin trở nên quan trọng. Thông tin được xử lí một cách có ý nghĩa sẽ in vào trí nhớ dù chúng ta có chủ đích tiếp nhận hay không.
Ứng dụng: Đây là bằng chứng vững chắc cho thấy chỉ yêu cầu học sinh “học tập chăm chỉ” là không đủ. Bạn sẽ phải trình bày thông tin một cách đáng nhớ (sử dụng cảm xúc, cá nhân hóa hoặc bất kì kĩ thuật nào) hoặc khuyến khích học sinh áp dụng các chiến lược ghi nhớ hiệu quả.
- Dung lượng bộ nhớ làm việc
Định nghĩa: Bộ nhớ làm việc (hoặc ngắn hạn) thường được coi là có giới hạn khoảng 7 phần.
Ứng dụng: Thiết kế giáo án của bạn trong khoảng này và không đòi hỏi học sinh xử lí hiệu quả nhiều thuật ngữ hoặc khái niệm hơn thế trong một tiết học cụ thể.
- Dẫn dắt
Định nghĩa: Một hiệu ứng trong đó sự tiếp xúc với một kích thích A ảnh hưởng đến một phản ứng với kích thích B sau này. Ví dụ, nếu một người đọc một loạt các từ trong đó có từ “bàn”, sau đó, được yêu cầu hoàn thành một từ bắt đầu bằng chữ “b”, xác suất mà người đó trả lời “bàn” sẽ cao hơn nếu được dẫn dắt.
Ứng dụng: Larry Ferlazzo sử dụng kĩ thuật này với học sinh của mình trước khi kiểm tra, yêu cầu họ dành một vài phút viết về một chủ đề được đề cập trong bài kiểm tra.
- Sơ đồ
Định nghĩa: Một phương pháp tổ chức kiến thức hiện tại nhằm cung cấp một nền tảng kiến thức trong tương lai. Ví dụ: danh mục kiểm tra, mô hình xã hội, nguyên tắc tổ chức xã hội, thế giới quan và nguyên mẫu. Bộ não tự động sử dụng sơ đồ để xử lí và nắm bắt thông tin mới một cách hiệu quả hơn.
Ứng dụng: Bộ não không ghi nhớ thông tin; nó ghi nhớ các kết nối. Ví dụ, trong môn Tiếng Anh và văn học, hãy khuyến khích học sinh liên hệ văn bản với thực tiễn đời sống, với các văn bản khác mà họ đã đọc, với thế giới xung quanh.
- Biểu đồ lãng quên
Định nghĩa: Biểu đồ đưa ra giả thuyết về sự mất thông tin theo thời gian nếu không có nỗ lực lưu giữ. Một đường cong điển hình cho thấy con người có xu hướng giảm một nửa bộ nhớ của họ về kiến thức mới được học trong một vài ngày hoặc vài tuần, trừ khi họ có ý thức ôn lại tài liệu đã học.
Ứng dụng: Củng cố thêm nhận thức cho học sinh thông qua lặp lại cách quãng và đánh giá hàng tuần về tài liệu đã học. Việc lãng quên diễn ra nhanh chóng, thế nên đừng chỉ nhắc lại kiến thức trước khi kiểm tra!
- Bộ nhớ tình tiết và bộ nhớ ngữ nghĩa
Định nghĩa: Bộ nhớ tình tiết lưu trữ các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ; bộ nhớ ngữ nghĩa lưu trữ các thông tin cụ thể. Hai loại bộ nhớ này tồn tại ở các phần khác nhau của não người.
Ứng dụng: Nhiều người cho rằng việc ghi nhớ tên của tổng thống thứ 13 cũng dễ như việc nhớ lại hồi mới tập đi xe đạp. Ngược lại, hai kiểu ghi nhớ này diễn ra rất khác trong não người và việc hồi tưởng bất cứ điều gì có giá trị cá nhân dễ hơn nhiều so với việc hồi tưởng một sự kiện ngẫu nhiên. Sử dụng bộ nhớ tình tiết để củng cố bộ nhớ ngữ nghĩa có thể là một công cụ hữu ích – giống như hình ảnh tương tác và mã hóa kép.
- Học tập cảm xúc xã hội (SEL)
Định nghĩa: Các nhà tâm lí học những năm 1980 nhận thấy rằng các thuộc tính như tự cân bằng, kiên trì và tự nhận thức rất có thể là những yếu tố dự đoán về lối sống của một người tốt hơn so với các biện pháp học tập tiêu chuẩn. Hiện nay, trong các trường học đang có xu thế khuyến khích học sinh “học tập có cảm xúc”.
Ứng dụng: Cho phép học sinh bày tỏ quan điểm về lớp học hoặc chủ đề mà bạn đưa ra với các bài tập tự phản ánh. Mặc dù kĩ thuật này chủ yếu hướng đến đối tượng trẻ em đang phát triển về mặt cảm xúc, mọi lứa tuổi đều có thể bị tác động bởi cảm xúc.
- Siêu nhận thức
Định nghĩa: Các nhà tâm lí học nhận thức sử dụng thuật ngữ “siêu nhận thức” để mô tả năng lực đánh giá các kĩ năng, kiến thức hoặc quá trình học tập của bản thân. Năng lực đó ảnh hưởng đến hiệu quả và thời gian học tập của học sinh, kéo theo sự ảnh hưởng đến dung lượng và bề sâu kiến thức của họ. Học sinh có năng lực siêu nhận thức thấp thường rút ngắn thời gian học vì nghĩ rằng mình đã làm chủ được tài liệu học tập, trong khi thực tế là họ chưa hiểu hết.
Ứng dụng: Các nghiên cứu cho thấy năng lực siêu nhận thức về học tập của một người là đủ. Giúp học sinh nhìn nhận lại, đánh giá thói quen và kĩ năng của bản thân.
- Tổ chức kiến thức
Định nghĩa: Phương pháp phân cấp trong tổ chức thông tin và sự tác động của nó vào bộ nhớ.
Ứng dụng: Một ví dụ điển hình về tổ chức kiến thức là quy trình hướng dẫn, trong đó người mới học sẽ tuân thủ quy trình cho đến khi họ bắt đầu làm chủ tài liệu; khi đó, quy trình được loại bỏ. Quá trình này chú trọng bản chất phân cấp của việc học.
- Nhận dạng mẫu
Định nghĩa: Nhận dạng mẫu đề cập đến quá trình nhận biết một tập hợp các thông tin được sắp xếp theo một mô hình nhất định, đó là đặc điểm của bộ thông tin đó. Nó không xảy ra ngay lập tức, mặc dù nó xảy ra tự động và tự phát. Nhận dạng mẫu là khả năng bẩm sinh của động vật.
Ứng dụng: Một số loại nhận dạng, chẳng hạn như nhận dạng khuôn mặt và nhận dạng mẫu, đòi hỏi một lượng lớn khả năng xử lí của não. Đây là lí do tại sao khả năng tạo kết nối (hoặc nhận ra các mẫu) hay được liên hệ với trí thông minh. Các hệ thống chính mà bộ não của chúng ta sử dụng để tổ chức thông tin (lược đồ, chẩn đoán,…) đều dựa trên các mẫu. Chỉ ra các mẫu cho học sinh của bạn càng thường xuyên càng tốt để thúc đẩy kĩ năng tư duy phê phán và nâng cao hiểu biết.
- Neo bám
Định nghĩa: Xu hướng chung của con người là dựa quá nhiều vào thông tin đầu tiên được cung cấp (“neo bám”) khi ra quyết định. Ví dụ: Giá ban đầu của một chiếc xe đã qua sử dụng đặt tiêu chuẩn cho phần còn lại của cuộc đàm phán. Vì vậy, ra giá thấp hơn giá ban đầu có vẻ hợp lí, ngay cả khi giá ấy vẫn cao hơn giá trị thực của chiếc xe.
Ứng dụng: Để ngăn chặn điều này, đừng để cho học sinh cảm thấy hài lòng, hãy dạy họ rằng câu trả lời hợp lí đầu tiên được trình bày không phải lúc nào cũng là câu trả lời đúng.
- Thành kiến về sự lựa chọn
Định nghĩa: Hãy nhớ rằng sự lựa chọn được ủng hộ thì tốt hơn sự lựa chọn bị từ chối.
Ứng dụng: Không có gì sai khi thay đổi suy nghĩ của bạn bằng ánh sáng của bằng chứng mới. Lý do học sinh thích hoặc không thích các môn học thường dựa trên kinh nghiệm mà họ khó có thể nhớ hoặc giải thích rõ ràng. Khuyến khích học sinh cởi mở với quan điểm mới và tư duy phê phán những quan điểm cũ.
- Hiệu ứng bối cảnh
Định nghĩa: Nhận thức và bộ nhớ phụ thuộc vào bối cảnh, do đó các ký ức ngoài bối cảnh khó hồi tưởng hơn các ký ức trong bối cảnh (ví dụ, thời gian và độ chính xác khi hồi tưởng điều gì liên quan đến công việc sẽ thấp hơn ở nhà và ngược lại).
Ứng dụng: Việc cung cấp ngữ cảnh phù hợp cho một câu hỏi hoặc khái niệm có thể tạo nên sự khác biệt – sự khác biệt nhiều hơn cả trong từ ngữ, giọng điệu, hoặc sự thành thạo của học sinh.
- Hiệu lực ưu tiên và hiệu lực tức thời
Định nghĩa: Sự hồi tưởng dễ dàng hơn đối với (các) mục đầu tiên và (các) mục cuối cùng trong danh sách.
Ứng dụng: Trình bày các khái niệm quan trọng ở đầu và cuối bài học. Phần lớn kiến thức ở giữa có thể bị mất đi, vì vậy bạn không muốn trình bày tài liệu chính mà bạn dự định kiểm tra học sinh của mình vào phần đó.
- Hiệu lực nguyên văn
Định nghĩa: Đó là nguyên nhân chính lí giải cho hiện tượng những gì ai đó thuật lại được ghi nhớ tốt hơn nguyên văn.
Ứng dụng: Trong hầu hết các trường hợp, đòi hỏi học sinh nhớ nguyên văn câu trả lời là quá sức. Mặt khác, yêu cầu học sinh viết lại cụm từ quan trọng, các sự kiện hoặc các khái niệm theo cách riêng của họ giúp tăng cường khả năng ghi nhớ ý chính.
- Hiện tượng “lời nói gió bay”
Định nghĩa: Khi một đối tượng chỉ có thể nhớ lại các mẩu thông tin liên quan chứ không thể nhớ lại toàn bộ tài liệu. Đây là một ví dụ về điểm cản trở, nơi nhiều kí ức tương tự được tiếp nhận và chồng chéo lên nhau.
Ứng dụng: Một hiện tượng cực kì phổ biến trong bất kỳ môi trường thử nghiệm nào. Điểm cản trở có thể được khắc phục với nhiều kĩ thuật được đề cập ở trên, bao gồm bối cảnh, mã hóa kép, lắp ráp và hình ảnh tương tác. Hãy nhớ rằng tất cả học sinh đều cần hồi tưởng về một chủ đề chính xác.
- Tự khám phá
Định nghĩa: Tự khám phá là một kĩ thuật dạy học thông qua trải nghiệm, giúp giải quyết vấn đề, học tập và nghiên cứu. Kĩ thuật này đặc biệt được sử dụng để nhanh chóng đi đến một giải pháp gần với câu trả lời tốt nhất có thể hoặc ‘giải pháp tối ưu’. Nó có thể là “quy tắc ngón tay cái”, dự đoán giáo dục, phán đoán trực quan hoặc chỉ đơn giản là nhận thức chung. Ví dụ, sự tự khám phá xảy ra khi mọi người đánh giá về xác suất của các sự kiện một cách dễ dàng thông qua những minh chứng ngẫu nhiên.
Ứng dụng: Như Doug Belshaw của Mozilla viết trên blog của mình: “Nó thực sự có thể ảnh hưởng đến 1) bắt đầu sử dụng công nghệ giáo dục mà không suy nghĩ thấu đáo (làm thế nào chứ không chỉ là cái gì) và 2) cố gắng nhân rộng những gì người khác đã làm ở nơi khác mà không cần suy nghĩ đến bối cảnh”.
Hãy cân nhắc kĩ lưỡng ngay cả khi bước nhảy vọt có vẻ nhanh chóng và hiệu quả.
Sara Briggs
https://thuviengiangday.com dịch