Đối với các giáo viên, thuật ngữ “lớp học lấy người học làm trung tâm” chẳng còn xa lạ. Tất cả chúng ta đều đồng ý rằng, khi nhân loại bước sang thế kỉ 21, lớp học lấy người học làm trung tâm nhất định sẽ là phương pháp học tập tốt nhất. Nói cách khác, dạy học lấy người học làm trung tâm là việc dạy mà “nhận thức” về người học và nhu cầu của họ được đặt lên trên hết. Nó đặt người học vào trung tâm của quá trình học tập.

Điều này không đơn giản, đặc biệt là nếu không có sự dẫn dắt tư duy cho người học. Những chiến thuật dưới đây của Mia MacMeekin cung cấp những công cụ hỗ trợ giúp tạo ra môi trường học tập thân thiện hoặc gần gũi hơn với người học.

Hãy cho chúng tôi biết bạn thích chiến thuật nào nhất hoặc bổ sung những chiến thuật còn thiếu.

28 chiến thuật dạy học lấy học sinh làm trung tâm

  1. Hợp tác

Học tập hợp tác bao gồm nhiều nhóm nhỏ làm việc cùng nhau để hoàn thành một nhiệm vụ học tập. Giáo viên hãy thiết kế các hoạt động học tập để học sinh có thể cùng hợp tác trong quá trình học tập.

  1. Thuyết trình

Thuyết trình tức là người học trình bày phần làm việc của mình. Có thể thực hiện theo nhóm hoặc cá nhân.

  1. Bảng chuyên môn

Đây là một cách để tập hợp nhiều ý kiến trong một môn học. Người học có thể viết và đặt câu hỏi trong một mô hình bảng Hỏi – Trả lời (Q & A).

  1. K _ W_L

Viết lên bảng, hoặc in thành phiếu cho học sinh với ba cột: L – Bạn đã biết điều gì về chủ đề? W – Bạn muốn biết điều gì về chủ đề? L – Những điều mà bạn đã học được.

  1. Tia chớp

Chiến thuật này khiến người học phải động não. Giáo viên đưa ra một tình huống và yêu cầu người học tư duy sáng tạo.

  1. Tạo ra kênh truyền thông

Đưa ra một vấn đề và cho người học sáng tạo ra một video để trình bày trước lớp.

  1. Tranh luận

Đưa ra một vấn đề và cho học sinh tranh luận về nó. Nếu học sinh cần thêm thông tin, hãy để chúng tự tìm kiếm.

  1. Nhóm nhỏ

Hãy cho học sinh làm việc trong các nhóm nhỏ? Hãy phân công công việc và hỗ trợ học sinh trong nhóm.

  1. Nghiên cứu tình huống

Sử dụng chiến thuật này khi dạy về các vấn đề phức tạp, ứng dụng tư duy phản biện và phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề của bản thân.

  1. Mảnh ghép

Chia người học thành các nhóm, giao cho mỗi thành viên một nhiệm vụ khác nhau. Tập hợp các nhóm lại và cho người học chia sẻ với nhau.

  1. Các trạm học tập

Chia lớp thành các nhóm thực hiện các hoạt động khác nhau. Sau một khoảng thời gian quy định, yêu cầu người học đổi hoạt động cho nhau.

  1. Thí nghiệm

Thiết kế các thí nghiệm và cho người học tham gia. Hoặc yêu cầu người học thiết kế thí nghiệm.

  1. Đóng vai

Đóng vai cho phép người học thử trải nghiệm các hoạt động do giáo viên hoặc người học tự sáng tạo ra.

  1. Thiết kế mô hình

Có thể cho học sinh thiết kế mô hình 3D hoặc sử dụng các phần mềm thiết kế. Sử dụng công nghệ để giúp học sinh mô hình hóa các kiến thức vừa học.

  1. Phòng thí nghiệm

Sắp xếp lớp học như một phòng thí nghiệm cho phép người học tự do di chuyển và tham gia các hoạt động.

  1. Xưởng thực hành

Người học có thể tạo ra một xưởng thực hành và cùng các bạn của chúng vận hành nó. Bằng cách này, học sinh thực sự là trung tâm của việc học.

  1. Thuyết trình

Thuyết trình là một cách rất vui để thúc đẩy sự tham gia của người học. Hãy thử cho học sinh thuyết minh về nấu ăn hoặc khoa học.

  1. Flash Card

Có 101 cách giúp học sinh ôn tập, hệ thống hóa kiến thức, nhưng làm flash card là một cách thực sự hiện quả. Hãy để học sinh tự chọn các thuật ngữ/nội dung cần ghi nhớ và đưa vào tấm thẻ của mình.

  1. Câu hỏi điều tra

Chiến thuật này thúc đẩy quá trình học tập thông qua một chuỗi câu hỏi điều tra được sắp xếp và tổ chức một cách có mục đích. Nó giống như sự hướng dẫn cho học sinh trong quá trình học tập.

  1. Giải quyết vấn đề

Hãy biến bài học thành một vấn đề và yêu cầu học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm để đi tìm giải pháp cho vấn đề đó.

  1. Dự án

Dự án mô phỏng những gì một người học có thể làm được. Đó có thể là một dự án hỗ trợ nơi mà người học có sự thay đổi tích cực.

  1. Đặt vấn đề

Chiến thuật này dựa trên việc học tìm kiếm cách giải quyết vấn đề. Nó có thể là một khía cạnh của vấn đề. Người học tìm ra giải pháp trong khi giáo viên tạo điều kiện.

  1. Khám phá/trải nghiệm

Khám phá có thể mở rộng hoặc thu hẹp trong một phạm vi của lớp học. Nhiều giờ học khám phá/trải nghiệm cho phép người học chọn chủ đề và tìm hiểu.

  1. Mô hình Hỏi – Trả lời (Q & A)

Chiến thuật này cho phép người học và người dạy học hỏi lẫn nhau.

  1. Sử sụng mạng xã hội

Sử dụng mạng xã hội để giúp học sinh chia sẻ hiệu quả một thông điệp. Nhận phản hồi. Tóm tắt ý chính trong các bài học.

  1. Trò chơi

Các trò chơi có thể được sử dụng để dạy các khái niệm, cho người học một khoảng thời gian suy nghĩ hoặc thử thách ý tưởng của người học.

  1. Cuộc thi

Người học có thể tham gia các cuộc thi ở địa phương hoặc quốc tế. Điều này cho phép người học kết bạn khắp thế giới.

  1. Tranh biện

Suốt một cuộc tranh biện, người học sẽ thách thức đối phương của chúng. Cuộc tranh biện có thể có khoảng nghỉ để người học nghiên cứu thêm.

Để có hướng dẫn chi tiết và cụ thể cho các chiến thuật dạy học trên và có thêm nhiều ý tưởng thú vị cho các hoạt động dạy học tích cực, các thầy cô có thể tham khảo bộ tài liệu:

– HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC – Ý TƯỞNG VÀ CÔNG CỤ

– DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC – LÝ THUYẾT ĐẾN CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

Theo teachthought.com

https://thuviengiangday.com dịch