Mọi trường học ở Hoa Kỳ, thậm chí, mọi trường học trên thế giới đều quan tâm đến sự phát triển xã hội – cảm xúc của học sinh. Một thời gian dài, khoảng cách giữa người lớn và trẻ em không thể gần lại và người ta không thể can thiệp vào kỹ năng của trẻ cũng như dự đoán kiểu nhân cách mà chúng sẽ trở thành khi sử dụng những kỹ năng đó.

Những quá trình này, trong nhiều năm, đã không được công nhận và bị lơi lỏng. Đối với nhiều trường học, các chương trình học tập về xã hội và cảm xúc (SEL) rời rạc và không đồng bộ, điều đó có thể liên quan đến những tác động tiêu cực và sự mất đoàn kết trong đội ngũ nhân viên cũng như sự tham gia và việc học tập của học sinh (Elias, 2009). Tuy nhiên, SEL là một tổ chức toàn diện, phối hợp, liên kết với các học giả, phụ huynh và có sự tham gia của cộng đồng (kể cả chương trình ngoại khóa). Trong những trường học như vậy, học sinh hiểu rằng họ cần học vấn và năng lực học tập xã hội và tình cảm để đạt được các mục tiêu đáng giá; đóng góp vào lợi ích lớn hơn, cũng như lợi ích của bản thân họ; phấn đấu để trở thành những người có nhân cách và sức khoẻ. Từ đó, các nhà giáo dục ở các trường đó hiểu rằng để học sinh phát triển kỹ năng học tập xã hội và cảm xúc, không chỉ cần quản lí nội bộ trường mình mà còn liên kết với các trường khác trong khu vực, liên hệ với cha mẹ học sinh và các đối tác trong cộng đồng.

Nền tảng của học tập xã hội và cảm xúc là cung cấp 5 kỹ năng và năng lực cần thiết cho học sinh (CASEL, 2013):

  1. Tự nhận thức: nhận biết và gọi tên cảm xúc của bản thân; đánh giá chính xác những ưu điểm và hạn chế của mình
  2. Tự cân bằng: điều hòa cảm xúc, duy trì sự hài lòng, kiểm soát trạng thái căng thẳng, tự động viên bản thân, lên kế hoạch và làm việc để đạt được mục đích
  3. Nhận thức xã hội: thể hiện sự đồng cảm, tiếp thu quan điểm của người khác, nhận biết và huy động sự hỗ trợ đa dạng và sẵn có
  4. Kỹ năng giao tiếp: giao tiếp thuần thục, biết lắng nghe, hợp tác, hòa giải xung đột, biết khi nào và làm thế nào để trở thành một thành viên tích cực và một trưởng nhóm tốt
  5. Có tinh thần trách nhiệm: đưa ra các lựa chọn dựa trên sự cân nhắc về cảm xúc, mục tiêu và kết quả; lên kế hoạch và đưa ra các giải pháp với những trở ngại tiềm ẩn

Để hỗ trợ việc học tập xã hội và cảm xúc ở trường của bạn, bạn có thể tham khảo 7 hoạt động liên quan đến nhau được tổ chức tốt nhất trong khoảng 8 tuần, có thể sẽ cần đến 3 năm để thực hiện, tùy thuộc vào xuất phát điểm. Không có kế hoạch thực hiện chi tiết, đó là lý do tại sao hoạt động số 7 – học hỏi từ những người khác – lại rất quan trọng. Các yếu tố như tình trạng hiện tại của chương trình học tập xã hội và cảm xúc ở trường, hiểu biết của đội ngũ giáo viên về học tập xã hội và cảm xúc, môi trường, yếu tố xã hội, phong cách lãnh đạo và lịch sử của nhà trường, các nhiệm vụ và ưu tiên hiện tại, cũng như tiềm lực của trường sẽ xác định thời gian và trình tự của các hoạt động này.

Hoạt động 1: Xây dựng cơ sở hạ tầng trường học để hỗ trợ việc tiến hành học tập xã hội và cảm xúc (SEL).

Việc này có thể bắt đầu từ việc thành lập một hội đồng có trách nhiệm quản lí việc thực hiện SEL lâu dài. Ủy ban này nên bắt đầu với các mục tiêu vừa tầm, sử dụng các chu trình lập kế hoạch nhằm xác định một mục tiêu chính và một kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu đó trong khoảng thời gian tám tuần liên tiếp; tổ chức các hoạt động, nỗ lực tập trung và khuyến khích tinh thần trách nhiệm. Củng cố cơ sở hạ tầng cũng rất hữu ích. Một trường học mà chúng tôi từng làm việc đã chỉnh đốn kỷ luật và thành lập các ủy ban chống bắt nạt dưới sự quản lí của Ủy ban Văn hoá và Môi trường.

Hoạt động 2: Đánh giá sự phối hợp các chương trình SEL của nhà trường.

Giáo dục tồn tại trong một môi trường thường có đặc trưng là bổ sung các chương trình và sáng kiến mới mà không có sự hiểu biết rõ ràng về tình trạng hiện tại. Giáo viên và các nhà giáo dục khác thường cảm thấy thất vọng với những thay đổi chóng vánh nhưng hiếm khi phù hợp với mục đích chung của trường. Cuối cùng, cần có sự phối hợp giữa các chương trình và cách tiếp cận mà nhà trường sử dụng, với SEL là chất keo tổng hợp.

Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ và kiên nhẫn chờ đợi bởi vì quá trình này phải mất vài năm. Các công cụ hỗ trợ trong quá trình này là sẵn có (Devaney, O’Brien, Resnik, Keister, & Weissberg, 2006) và có thể hữu ích.

Hoạt động 3: Đánh giá văn hoá và môi trường.

Có nhiều công cụ để đánh giá văn hóa và môi trường của một trường, dưới góc nhìn của học sinh, đội ngũ nhân viên và / hoặc cha mẹ học sinh. Chúng có thể bao gồm các cuộc khảo sát, đi phỏng vấn dạo trong trường, tập trung vào các nhóm và nghiên cứu khuôn viên trường. Các báo cáo rút ra từ đánh giá về văn hoá và khí hậu có thể được chia sẻ với lãnh đạo nhà trường, đội ngũ cán bộ và chủ tịch hội học sinh, trong đó có thể đề xuất các ưu tiên nhằm giải quyết nhu cầu của nhà trường. Bao cáo nên được trình bày theo giới tính và sắc tộc, cũng như theo cấp lớp trong phạm vi nhà trường và đội ngũ cán bộ để có thể nhận ra sự khác biệt trong nhận thức về văn hoá và môi trường của trường học.

Hoạt động 4: Trình bày rõ các giá trị chung, bối cảnh và thói quen cuộc sống thiết yếu.

Mỗi trường học đều có tôn chỉ riêng. Đó có thể là các giá trị mà nhà trường hướng đến bao gồm trách nhiệm, tính toàn vẹn, dịch vụ, công lý, tôn trọng, lãnh đạo, thăm dò và tổ chức. Thông thường, các trường tuyên bố sứ mệnh như một phần không thể thiếu trong lịch sử của nhà trường. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, việc phổ biến các giá trị chung đến toàn trường và đan cài vào chương trình sao cho học sinh học được chúng trong và xuyên suốt các cấp lớp đóng vai trò thiết yếu trong việc gia tăng sự gắn bó và khơi gợi cảm hứng cho học sinh.

Nếu được thực hiện đúng đắn, điều này còn hơn cả khẩu hiệu, áp phích hoặc bài học về các giá trị cốt lõi. Các trường học thành công tập trung vào một mục tiêu cốt lõi bao gồm niềm tin và hành động (Berkowitz, 2011):

  • Cách tốt nhất để tạo ra một thế giới công bằng hơn và tốt đẹp hơn là làm sao để con người sống với nhau công bằng hơn và biết quan tâm hơn.
  • Các trường học không nên giới hạn việc nghiên cứu; họ cũng phải quan tâm đến sự phát triển tư cách đạo đức và công dân của học sinh.
  • Lãnh đạo nhà trường phải thấu hiểu, ưu tiên và có kỹ năng lãnh đạo để nuôi dưỡng việc học tập xã hội và cảm xúc trong trường học.
  • Các trường học phải thúc đẩy mối quan hệ lành mạnh giữa tất cả các thành viên trong cộng đồng, người lớn làm gương cho học sinh, tạo điều kiện để học sinh và giáo viên hợp tác với nhau.

Hoạt động 5: Liên tục tạo cơ hội cho học sinh thực hành kỹ năng học tập xã hội và cảm xúc.

Khi các chương trình SEL không được phổ biến đến học sinh một cách rõ ràng, hệ quả là có thể gây nhầm lẫn nhiều hơn mở mang tri thức. Khi đó, việc học ít có khả năng tác động đến tâm trí, trái tim và hành động của trẻ. Điều này dẫn đến sự không chắc chắn của học sinh khi giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thực, đặc biệt là dưới sự áp lực. Hơn nữa, nhiều khi các bước này chỉ là giảng suông chứ không có thực hành và vận dụng. Đan cài các bước và quy trình khác nhau vào quá trình học tập cho phép học sinh tiếp thu một phương pháp thông thường trong và giữa các cấp lớp.

Hoạt động 6: Cải thiện năng lực của giáo viên để giảng dạy SEL.

Để đạt được hiệu quả, tinh thần trách nhiệm và kì vọng, giáo viên phải phù hợp với phương pháp tiếp cận SEL. Điều này chỉ xảy ra khi đội ngũ giáo viên có sự hiểu biết sâu rộng về lý luận và phương pháp sư phạm của SEL với tầm nhìn và ý thức mạnh mẽ về sự trau dồi chuyên môn, đồng thời coi học sinh là đối tác thực sự trong việc sản sinh và duy trì sự thay đổi (Hargreaves, 2009). Chìa khóa để duy trì việc thực hiện SEL là khả năng tích hợp nó vào bất cứ tiêu chuẩn, quy phạm và các nhiệm vụ đi kèm. Do đó, để sẵn sàng vận dụng SEL thành công, giáo viên cần dành nhiều thời gian để tìm hiểu khái niệm hơn là tham gia “đào tạo”, bởi vì các nhà giáo dục có năng lực và đội ngũ nhân viên hỗ trợ của trường sẽ có những kỹ năng cơ bản để thực hiện SEL nếu họ hiểu rõ và đầy đủ.

Hoạt động 7: Liên hệ với những người đang giảng dạy theo phương pháp học tập xã hội và cảm xúc.

Những khó khăn mà bất kỳ trường học nào đang gặp phải trong quá trình thực hiện sẽ được giải quyết bởi các trường học khác cùng ứng dụng phương pháp học tập xã hội và cảm xúc. Các tổ chức quốc gia có thể có nguồn lực sẵn có tại địa phương hoặc có khả năng phân bổ các nguồn lực địa phương bao gồm CASEL và Hiệp hội các nhà tâm lý học của trường. Các nguồn hỗ trợ xuất sắc khác có thể là các trụ sở trung tâm của chương trình SEL như Second Step, Lions Quest, Quỹ Đông Bắc cho trẻ em, Open Circle, SDM / SPS và PATHS (xem CASEL, 2003, 2012). NSOC và các trường học do Câu lạc bộ Giáo dục Đặc biệt quản lý đặc biệt nhạy cảm đối với các vấn đề được thực hiện trên toàn trường và những người thực hiện phương pháp này tại địa phương có thể trở thành cộng sự của nhau ngay cả khi môi trường của họ không có cùng một phương pháp tiếp cận.

MAURICE J. ELIAS

ĐẶNG THANH HIỀN – TÁO GIÁO DỤC dịch

(Maurice Elias, Larry Leverett, Joan Cole Duffell, Neil Humphrey, Cesalie Stepney, và Joseph Ferrito)