Một hiệu trưởng trường tiểu học chia sẻ một vài ý kiến ​​về làm thế nào để giúp học sinh bình tĩnh và kiểm soát được cảm xúc của bản thân.

 

Tôi đã học được một số chiến thuật trong nhiều năm làm việc với những học sinh thiên về trí tuệ cảm xúc – những đứa trẻ dễ cảm thấy xúc động mạnh và gặp khó khăn trong việc quản lý cảm xúc cá nhân. Mỗi khi tôi học được một điều gì đó mới, tôi lại ghi chép lại và đặt nó trong bộ sưu tập kinh nghiệm giảng dạy, cơ sở dữ liệu của tôi ngày càng đa dạng để áp dụng trong các tình huống khi học sinh của tôi đang trong tình trạng khủng hoảng nhưng lại chưa có khả năng tự điều chỉnh để tự giúp mình thoát ra khỏi khủng hoảng. Vì vậy công việc của tôi là giúp các con thoát khỏi điều tệ hại đó – điều mà chính tôi đã từng phải đối mặt. Tôi luôn cố gắng có những cách tiếp cận thực tế của riêng mình và kiên trì thực hiện nó cho đến khi tôi tìm thấy được hiệu quả.

  1. Hiện diện trong giây phút hiện tại

Học sinh thường có vấn đề về hành vi khi chúng không cảm thấy được nhìn nhận hay lắng nghe, vì vậy hãy thực sự để ý, quan tâm đến học sinh và những điều chúng mong muốn. Tôi thu hút được sự chú ý của học sinh bằng cách sử dụng tên của học sinh và gửi đến thông điệp rằng thầy đang ở đây cùng các con. Giao tiếp bằng mắt là công cụ cần thiết đầu tiên. Tôi biết điều này dường như quá cơ bản, nhưng nó là điều vô cùng quan trọng. Tôi nhận ra, nếu tôi tập trung tất cả sự chú ý bằng đôi mắt và truyền đạt thông điệp thực sự của sự đồng cảm nghĩa là một cây cầu về sự thấu hiểu đã được thiết lập. Sau khi gọi tên học sinh và nhìn vào mắt chúng, tôi mới bắt đầu cuộc đối thoại.

Các hoạt động đầu tiên của cuộc trò chuyện không phải là sự đe dọa hay trách mắng vì tâm trí của học sinh đang tràn ngập những cảm xúc tiêu cực. Đôi khi tôi hỏi một câu hỏi như “Vấn đề của con là gì?” Và những lần khác tôi cố gắng làm giảm sự căng thẳng với một vài nhận xét hoàn toàn không liên quan như “Whoa! Đó có phải là trò chơi đang hot trên mạng không?. Tôi cũng đã nói một vài câu ngớ ngẩn và dùng nó như là một phương tiện đưa học sinh ra khỏi sự thất vọng.

Khi chúng ta nói điều gì đó không có liên quan đến giây phút hiện tại thì có thể giúp học sinh thoát khỏi trạng thái gặp khó khăn. Tôi đã sử dụng thuật phân tâm theo để thu hút sự chú ý của học sinh khỏi bất cứ điều gì hoặc bất cứ ai làm cho học sinh tức giận và đưa họ trở lại trạng thái bình thường. Một lần, tôi bước vào căn phòng, một em học sinh đang cầm một thanh gỗ đối đầu lại với các thầy cô giáo. Sau khi nhanh chóng hiểu được chuyện gì, tôi chỉ nói, “Eh, gì vậy con?” Trong khi tay tôi vẫn đang chỉ. Khoảnh khắc thứ hai của sự phân tâm là để học sinh quên đi những gì con đang làm, nhìn gương mặt thân thiện của con và cuộc khủng hoảng được giải quyết một cách hòa bình.

Mối quan hệ là giải pháp tốt nhất cho bất kỳ tình huống khủng hoảng nào. Vì vậy, tôi luôn cố gắng tìm hiểu các học sinh, đặc biệt là những em có cách phản ứng mạnh và các thể hiện sự tức giận quá mức. Tôi thầy điều này là cách tạo nên sự công bằng cho những đứa trẻ. Một ngày nọ, tôi đi ra ngoài sân bóng với quả bóng trên tay, tôi đi ngang qua giáo viên thể dục. Cô lịch sự hỏi tôi đang làm gì, và tôi trả lời, “Tôi đang tạo dựng mối quan hệ tích cực với trẻ nhỏ.” Cô trân trọng việc làm của tôi và hiểu ngay rằng việc tôi đặt nền móng với những tương tác tích cực sẽ lan tỏa đến những đứa trẻ. Việc chơi thể thao cùng học sinh mang lại rất nhiều niềm vui, cả cho tôi và học sinh của tôi!

  1. Sử dụng một phương pháp tiếp cận

Phương pháp tiếp cận học sinh cũng có thể rất hữu ích. Đối với một học sinh tự kỷ cụ thể, tôi mang một quả bóng nhỏ bên mình bất cứ tình huống nào bởi vì chỉ cần trao cho học sinh đó quả bóng là đủ để dập tắt cơn giận của con. Với một học sinh khác, tôi sử dụng các quả bóng bằng cao su dẻo, tôi ép từng ngón tay và sau đó là cả bàn tay nắm chặt quả bóng. Tôi và học sinh sau đó thực hiện cùng nhau. Cách làm này sẽ làm cho sự căng thẳng giảm đi. Những kỹ thuật xúc giác này có thể cho học sinh một cách an toàn và tích cực để quên đi những cảm xúc tiêu cực của chúng.

  1. Kiểm soát hơi thở

Kỹ năng yêu thích của tôi có liên quan tới việc kiểm soát hơi thở. Dạy học sinh cách kiểm soát hơi thở và coi nó như một phương tiện kiểm soát cảm xúc là một trong những hoạt động yêu thích của tôi. Tôi yêu cầu học sinh tập trung vào đôi mắt của tôi, và tôi dạy cho các tín hiệu bằng tay để giảm tiếng nói và tập trung đầu tiên vào hành động hít thở. Các tín hiệu tay như sau: mở rộng bàn tay giơ lên ngang đầu – hít một hơi thật sâu. Đưa tay xuống bụng và thở ra… Tôi và học sinh thực hành khoảng 5 lần thở ra hít vào như vậy. Toàn bộ quá trình mất khoảng 40 giây.

Tôi thích dạy kỹ thuật này vì nó có thể giúp thúc đẩy khả năng tự điều chỉnh và tư duy rõ ràng trong mọi tình huống. Việc kiểm soát hơi thở có thể được sử dụng để giảm bớt những lo lắng, lấy bình tĩnh trước khi khi trình bày, để và tìm một khoảnh khắc nhẹ nhàng trước khi chuyển sang một hoạt động khác, hoặc chỉ để có mặt trong giây lát của hiện tại.

Những áp lực trong cuộc sống có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người: học sinh, giáo viên, nhân viên của trường,… Tôi khuyến khích mọi người sử dụng những chiến thuật ở trên như một công cụ hiệu quả để kiểm soát cảm xúc và lấy lại sự bình tĩnh trước khi ra một quyết định.

Đôi khi việc dạy học không nhất thiết phải là bài vở là kiến thức hay những gì được viết trong chương trình của Bộ giáo dục. Những gì chúng ta dạy cho học sinh còn là cách để sống hạnh phúc và hòa hợp với những người xung quanh. Tôi cho rằng, đó là một trong những nội dung quan trọng chúng ta cần dạy cho học sinh.

Tác giả: Ryan Wheeler

Nguyễn Hữu Long dịch