Điều quan trọng nhất khi suy nghĩ về một việc đã xảy ra là gì? Trong bài viết 10 đặc trưng của môi trường học tập hiệu quả cao, chúng tôi cho rằng đó chính là sự suy ngẫm. Nó được xem như một thói quen học tập được tiến hành thường xuyên với các mẫu có sẵn.

Các thói quen học tập là những khuôn mẫu được duy trì thường xuyên

Nhận thức, khoa học về nhận thức và những biểu hiện tốt về hành vi đều được làm mẫu một cách thường xuyên. Có thể coi sự tò mò, tính kiên trì, sự linh hoạt, sự ưu tiên, tính sáng tạo, khả năng hợp tác, sự tổng kết và thậm chí cả các thói quen tư duy cổ điển đều là những điểm khởi đầu tuyệt vời. Vì thế, thường thì những gì học sinh học được từ những thứ xung quanh chúng sẽ ít tính mang tính học thuật. Nói cách khác nhận thức của học sinh mang tính gián tiếp và thuộc về khả năng quan sát nhiều hơn theo kiểu “người ta làm sao mình làm theo như vậy”.

Vì sao sự suy ngẫm thực sự mang lại lợi ích cho bộ não, đó là vấn đề thần kinh học, nhưng các nghiên cứu cũng cho thấy rõ: Sự dự đoán, phản hồi và quá trình nhận thức là luôn nền tảng cho sự tư duy của các học sinh trong lớp học. Những câu hỏi dưới đây được thiết kế tiện dụng nhất có thể cho học sinh ở hầu hết các lứa tuổi và các cấp học có thể sử dụng.

Có lẽ điều quan trọng nhất là thông qua việc chuyển đổi sự suy ngẫm của học sinh từ nội dung kiến thức sang tư duy, học sinh sẽ có cơ hội trở lại vị trí trung tâm của quá trình học tập. Khi học sinh suy ngẫm, chúng tái hiện những điều đã xảy ra nhất là những gì chúng thấy tận mắt. Điều đó diễn ra thế nào? Sau đây là một mẫu phản hồi cho học sinh lớp 7 hoặc 8:

Tôi cho là ngày hôm nay mình đã rất sáng tạo, chúng ta có cơ hội tự viết phép ẩn dụ cho việc rừng mưa nhiệt đới đã giúp Trái Đất “thở” như thế nào. Tại sao tôi thấy thế? Có lẽ điều đó buộc tôi phải nghĩ về thứ gì đó sống động, như vậy là chúng tôi đã tự tìm ra câu trả lời của mình!

Trong sự phản hồi, học sinh phải nghĩ về cảm nhận của chính mình (khi chúng cảm thấy gì đó), cũng như về việc chúng nhận thức như thế nào (cái mà được gọi là ‘sáng tạo’).

Suy ngẫm yếu tố quan trọng của quá trình tư duy

Mô hình Twitter

Chúng tôi có một mẫu mô phỏng theo twitter mà bạn cũng có thể sử dụng như một công cụ hướng dẫn bạn tự tạo ra twitter của mình. Như vậy, học sinh có thể viết câu trả lời nếu chúng cũng dùng Twitter nhưng điều này hiển nhiên là không nhất thiết và có thể thay đổi. Học sinh có thể viết thực sự lên trang twitter hoặc không (giả sử chúng có tài khoản nhưng không muốn đăng các nội dung liên quan đến học tập lên đó, tương tự đối với smartphone kết nối Wifi cũng thế).

Bạn cũng có thể dùng câu hỏi gợi ý hoặc câu hỏi tranh luận trên đó.

8 câu hỏi giúp học sinh suy ngẫm về việc học của bản thân

  1. Điều gì làm em ngạc nhiên hôm nay và tại sao?
  2. Điều quan trọng nhất em học được hôm nay là gì? Vì sao em nghĩ thế?
  3. Em muốn biết thêm điều gì và tại sao?
  4. Khi nào em sáng tạo nhất và tại sao em nghĩ là lúc đó?
  5. Điều gì làm em tò mò ngày hôm nay? Việc học có gì khác khi em cảm thấy tò mò?
  6. Thời điểm nào trong ngày mà em làm việc tốt nhất? Tại sao?
  7. (Giả sử chúng ta học cùng một thứ và em có thể quyết định chọn bất cứ thứ gì), ngày hôm qua em đã bắt đầu học từ đâu? Tại sao?
  8. Em có thể/ nên làm gì với những thứ đã biết?

Đặng Thanh Hiền dịch

Nguồn: http://www.teachthought.com/learning/use-twitter-exit-slip-teaching/