Một trường học tại thành phố Redwood, bang California sử dụng nhiều hoạt động khác nhau trong lớp học 90 phút hàng tuần về Tập quán, Cộng đồng và Văn hoá (HCC), nơi học sinh được học những thói quen để thành công, phát triển các kỹ năng xã hội và cảm xúc (SEL). Trường đã xây dựng một chương trình HCC từ lớp 9 đến lớp 12 và mời hai giáo viên chuyên trách về HCC, nhưng các giáo viên cũng sử dụng một số hoạt động này để xây dựng kỹ năng SEL và làm sâu sắc thêm mối quan hệ với học sinh. Cady Ching, giáo viên sinh học và khoa học môi trường đã kết hợp các hoạt động khởi động trong tất cả các lớp học của cô: “Trong các lớp học sinh của tôi, chúng tôi thực hiện khởi động cho họ ở từng khoảng thời gian trong lớp”.
Dưới đây là một số hoạt động khởi động, chia sẻ nhóm và các hoạt động kết thúc mà giáo viên sử dụng:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Thiền: Lợi ích của thiền rất lớn, từ cải thiện trí nhớ cho đến giảm thiểu áp lực, giúp học sinh tập trung và chú ý. Sau đây là hai phương pháp mà Aukeem Ballard, một giáo viên dạy HCC đã tiến hành với thiền:
- Hình dung tưởng tượng để giải tỏa áp lực: Cho học sinh hình dung ra sự căng thẳng như thế nào và cảm giác bên trong cơ thể ra sao. Sau đó, yêu cầu họ giải phóng nó ra. Geoffrey, học sinh lớp 12, nói: “Thực hành thiền khiến bạn nghĩ rằng căng thẳng đang thoát ra khỏi cơ thể”.
- Cách ly tiếng ồn: Có nhiều âm thanh mà học sinh nghe thấy khi chúng ở trong lớp học, từ những học sinh đi bộ trong hành lang đến tiếng ồn của công trường xây dựng ở bên ngoài. Yêu cầu học sinh tập trung vào một tiếng ồn, tự mô tả nó và nhớ lại lần cuối cùng họ tương tác với nó.
Để biết thêm các bí kíp, tham khảo Khi thiền trở thành một việc cần thiết của Ballard.
- Đặt tên cho cảm xúc mà bạn đang nói trước lớp: Yêu cầu mỗi học sinh gọi tên cảm xúc mà họ đang cảm nhận. Điều này giúp mỗi học sinh biết họ và các học sinh khác cảm thấy thế nào, những cảm xúc khác nhau như thế nào, và làm sao để giao tiếp tốt hơn với bạn bè dựa trên cảm xúc của đối tượng giao tiếp.
- Viết, xé toạc, và vứt bỏ căng thẳng: Cho học sinh viết ra những kỳ vọng và sự bất an của các em, xé và vứt chúng đi. Việc check-in tình cảm này mất khoảng 3 phút. Bằng cách nhận thức được cảm xúc của học sinh khi bắt đầu mỗi tiết học, bạn sẽ hiểu những khó khăn trong học tập của học sinh và tạo không gian an toàn để họ vượt qua.
- Tư duy phát triển và tư duy cố định: Cho học sinh của bạn chia sẻ khoảnh khắc khi họ chứng minh được tư duy phát triển và tư duy cố định.
- Trích dẫn của ngày: Giới thiệu một trích dẫn liên quan đến những gì học sinh đang học tập hoặc chia sẻ kinh nghiệm – ví dụ, một hành động bạo lực trong cộng đồng. Bạn có thể tạo điều kiện cho một cuộc thảo luận toàn lớp, nhóm học sinh thành từng cặp, hoặc yêu cầu mỗi học sinh chia sẻ một câu trả lời bằng một từ. Điều này cho phép học sinh có thời gian suy nghĩ về niềm tin và kinh nghiệm của họ, liệu họ có đồng ý hay không với câu nói đó và ý kiến của các học sinh khác.Điều này sẽ giúp họ hiểu sâu hơn về quan điểm và cảm xúc của họ.
- Chúng ta đến từ đâu: Thu thập ảnh hồi bé của các học sinh. Chiếu một bức ảnh hồi bé của một học sinh vào đầu tiết học, yêu cầu cả lớp đoán xem đó là ai. Sau đó, cho học sinh là chủ nhân của bức ảnh chia sẻ điều gì đó về thời thơ ấu của em ấy.
- Khởi động tích cực: Cho mỗi học sinh một tờ giấy dán vào lưng. Sau đó, cho học sinh đi bộ xung quanh lớp và viết những phẩm chất tích cực về các bạn trong lớp vào mảnh giấy dán ở lưng mỗi người.
- Thời điểm tạo động lực: Có hai học sinh bắt đầu tiết học với bài trình bày từ 3-5 phút và đưa ra 2 hoặc 3 câu hỏi thảo luận dựa trên sở thích của họ. Bài trình bày phải liên quan đến nội dung khóa học trong một ngữ cảnh thực tế. Ching nói: “Nhiều sinh viên trình chiếu một video và độ tương tác tăng lên, nhưng việc đó còn tùy. Hãy yêu cầu các thành viên còn lại của lớp thảo luận các câu hỏi trong vòng 1 phút, sau đó, cho họ cơ hội chia sẻ với cả lớp. Bài tập này giúp học sinh hiểu thêm về sở thích của các bạn trong lớp.
CHIA SẺ NHÓM:
- Chia sẻ vòng tròn: Khuyến khích sự lắng nghe tích cực, tạo ra các nhóm nhỏ. Cho học sinh ngồi thành vòng tròn để mọi người có thể giao tiếp bằng mắt với nhau. Để tăng sự thấu hiểu, bạn có thể tạo điều kiện thảo luận sâu hơn về những gì học sinh chia sẻ bằng cách hỏi: “Tại sao bạn học sinh đó lại chia sẻ những gì đã làm?” hoặc “Quan điểm của bạn đó là gì?”
Khi thảo luận các chủ đề về cảm xúc, điều quan trọng là phải có sự định hướng để khuyến khích một không gian an toàn. Summit sử dụng giao kèo Hội thoại thân thiện được tạo ra bởi Glenn E. Singleton trong buổi thảo luận về chủng tộc. Giao kèo này gồm 4 điều khoản – có tham gia, cảm thấy khó chịu, nói thật, kì vọng và chấp nhận sự cởi mở. Dưới đây là một ví dụ về các hướng dẫn thảo luận ở trường tiểu học của Trường số 21.
- Viết một bài thơ từ quan điểm của người khác. Cho học sinh của bạn chọn một người mà họ không biết. Điều này giúp họ hiểu rằng họ không “cần phải là bạn tốt với ai đó để thấu cảm với họ”.
- Nói chuyện với người mà bạn không biết. Cho học sinh của bạn bắt cặp với một học sinh mà họ không biết rồi cung cấp cho mỗi cặp 5 câu hỏi để họ hỏi nhau. Mỗi học sinh giới thiệu bạn bắt cặp của mình với lớp, nói như thể họ là bạn từ lâu, trong khi cả lớp hướng đến học sinh được giới thiệu. “Đôi khi chúng ta không hiểu được người khác,” Ballard nói, “và bài tập này giúp học sinh hiểu nhau sâu sắc hơn.”
- Chơi trò bingo về sở thích và danh tính. Thay vì các hình vuông chứa số hoặc từ vựng, hãy tạo ra các thẻ có thông tin liên quan đến học sinh của bạn. Thẻ Bingo của Summit ghi những điều như “Tôi thích đọc” hoặc “Tôi sinh ra ở một quốc gia khác”, cho biết thông tin về Armando, một học sinh lớp 9.
- Khen thưởng, xin lỗi, aha: Cho học sinh của bạn vào vòng tròn và chia sẻ sự đánh giá cao, xin lỗi, hoặc cho biết thực trạng của nhóm. Học sinh trong lớp của Ballard đã chia sẻ những thứ như:
- Tôi đánh giá cao Brenda vì đã tạo điều kiện cho cuộc trò chuyện trong nhóm nhỏ của chúng tôi.
- Tôi muốn cảm ơn tất cả mọi người đã tham gia lớp học này một cách nghiêm túc.
- Tôi xin lỗi tất cả mọi người vì đã đeo tai nghe trong lớp.
Khuyến khích sự xin lỗi chính đáng và kịp thời. Xin lỗi vì một điều gì đó đã xảy ra cách đây rất lâu ít có tác động hơn là xin lỗi vì điều gì đã xảy ra trong ngày hoặc tuần đó. Cho học sinh của bạn biết rằng họ không phải nêu tên người mà họ muốn xin lỗi.
Giúp học sinh chia sẻ những lời nói hữu ích, không gây hại. Ballard nói: “Tôi thường nói,” Những lời tán dương, xin lỗi nên là những gì bạn thực sự nghĩ sẽ hữu ích cho người nghe”.
Cho học sinh của bạn chụp ảnh, vỗ tay, hoặc vẫy cả hai tay khi nghe thấy một cái gì đó mà họ đồng tình. “Chúng tôi làm thế để người nói biết rằng chúng tôi có nghe mà không ngắt lời họ”, Ballard giải thích. Học sinh bắt tay nhau khi các bạn cùng lớp chia sẻ những thứ gây xúc động. Ballard thường bắt đầu chuyện này bằng cách nói: “Hãy ăn mừng vì điều đó”.
Janet, một học sinh lớp 12, nói: “Khi bạn chú ý tới nhau, điều đó không chỉ có ý nghĩa cộng đồng, mà còn giúp bạn hiểu được người khác. “Nếu bạn có thể hiểu được những người ở độ tuổi trẻ hơn, bạn có thể làm việc tốt hơn với họ và coi họ như người lớn. Điều này làm thay đổi thế hệ tương lai. Mọi người có thể chấp nhận nhiều hơn, giúp đỡ nhau nhiều hơn”.
Đặng Thanh Hiền dịch
Tác giả: Emelina Minero