Điều gì cho phép một số hệ thống giáo dục của các quốc gia thành công trong nền kinh tế tri thức toàn cầu? Vivian Stewart, cố vấn cao cấp của Hiệp hội Châu Á, đưa ra lời khuyên dựa trên những bài học trong cuốn sách mới của bà, Giáo dục thế giới: Những bài học từ các mô hình quốc tế về sự xuất sắc và đổi mới (ASCD 2012).
Hàng trăm cuộc cải cách về chương trình học, quản lí, ứng dụng công nghệ, v.v … được đưa vào hệ thống trường học trên khắp đất nước mỗi năm. Không may, hầu hết đều không đạt đến sự cải thiện đáng kể thành tích của học sinh mà họ kì vọng và sau cùng, hiệu suất giáo dục của Hoa Kỳ không thay đổi trong 20 năm qua.
Chúng ta biết rằng nhiều nước đã làm tốt hơn chúng ta, gia tăng sự cải tiến giáo dục trong một thời gian ngắn và trên diện rộng. Thành công của họ trong việc cải cách hàng trăm trường học đang lan tỏa. Tuy nhiên, điều gì thực sự cho phép họ tiến hành công cuộc đó và trở thành các nhà hoạt động toàn cầu? Có bài học nào dành cho các trường học của Mỹ không?
Cuốn sách mới của tôi kể những câu chuyện về 5 hệ thống giáo dục rất khác nhau – Úc, Canada, Trung Quốc (Thượng Hải), Phần Lan và Singapore. Bỏ qua sự khác biệt đặc thù về các chính sách và quá trình thực hiện, cũng như trong bối cảnh văn hoá và hệ thống chính trị ở những nước này, rõ ràng có một số động lực chính dẫn đến thành công.
Dưới đây là 10 bài học lớn từ các hệ thống cải cách hiệu quả và nhanh chóng hàng đầu trên thế giới:
- Tầm nhìn dài hạn
Lãnh đạo các nước có hệ thống giáo dục hiệu quả chia sẻ một niềm kì vọng rõ ràng về trọng tâm giáo dục nhằm hiện thực hóa những ước mơ của họ về xã hội – giúp người nghèo thoát nghèo, xây dựng sự bình đẳng, phát triển một xã hội đa văn hóa hoạt động tốt và chắc chắn tạo ra một nền kinh tế thịnh vượng tạo ra ngày càng nhiều việc làm. Mỗi hệ thống này có một tầm nhìn dài hạn về cách mà giáo dục đạt được mục đích, điều đó được chia sẻ rộng rãi trong và ngoài hệ thống giáo dục. Ví dụ, ở Singapore, tầm nhìn chiến lược đã giúp thúc đẩy nền kinh tế của họ từ vị trí thứ ba lên thứ nhất thế giới; tầm nhìn chiến lược 2020 của Trung Quốc đã được phát triển với sự đóng góp trực tuyến từ hàng triệu người, bao gồm các trường trung học quốc tế và các trường đại học đẳng cấp thế giới; tỉnh Alberta, Canada đã yêu cầu tất cả công dân của mình tham gia vào một cuộc đối thoại về nền giáo dục Alberta vào năm 2030 sẽ như thế nào. Tầm nhìn của Phần Lan là xây dựng một xã hội và nền kinh tế hiện đại, không bị thống trị bởi các cường quốc lớn hơn.
- Sự lãnh đạo bền vững
Những cải cách chính yếu thường nảy sinh từ một cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội, hoặc chính trị và có thể được dẫn dắt bởi một nhà lãnh đạo mạnh mẽ. Những nỗ lực cải cách này có thể mang lại những cải thiện đáng kể trong khoảng thời gian từ ba đến năm năm, nhưng những thay đổi đáng kể trong việc thực hiện hoặc rút ngắn khoảng cách đến thành công trên quy mô lớn đòi hỏi thời gian dài hơn phần lớn các nhiệm kì chính trị. Việc đòi hỏi những kết quả nhanh là một rào cản căn bản đối với việc duy trì các thay đổi.
Hiểu được điều này, thủ tướng của Ontario thường xuyên tập hợp tất cả các bên liên quan chính – giáo viên, phụ huynh, doanh nghiệp, sinh viên – để cùng nhau giải quyết các vấn đề khi phát sinh và duy trì sự hỗ trợ bền vững cho cải cách của Ontario trong nhiều năm.
Các tiểu bang và các quận của Hoa Kỳ cũng có thể tập hợp một nhóm các bên liên quan chính để xác định tầm nhìn cho nền giáo dục Mỹ vào năm 2030 và xây dựng đà phát triển cho tầm nhìn này thông qua các nhiệm kì chính trị và các giai đoạn của từng lãnh đạo.
- Các tiêu chuẩn kì vọng cao
Các quốc gia vượt trội thiết lập các tiêu chuẩn kì vọng cao, phổ biến và làm rõ cho tất cả học sinh, điển hình ở cấp quốc gia hoặc cấp bang / cấp quận. Vấn đề cơ bản với các tiêu chuẩn thiết lập ở địa phương là chúng dẫn đến sự thay đổi kỳ vọng về hiệu suất và thành tích thấp hơn.
Do đó, các nước trong lịch sử từng thiết lập các tiêu chuẩn ở cấp địa phương hoặc nhà nước ngày càng thúc đẩy hợp tác để tạo ra các tiêu chuẩn chung trong tất cả các khu vực pháp lý. Chẳng hạn, ở Úc, các tiểu bang đã lần đầu tiên cùng nhau tạo ra một chương trình quốc gia. Ở Alberta, Canada, các tiêu chuẩn được đặt ra ở cấp quận, các chương trình đào tạo và các chương trình kiểm tra ở cấp quận đảm bảo rằng ở cả nông thôn và thành thị đều có cơ hội như nhau để tiến đến các tiêu chuẩn này. Ở Hoa Kỳ, Các tiêu chuẩn chung của Tiểu bang đang đi theo các nguyên tắc quốc tế tốt nhất trong việc xây dựng tiêu chuẩn ít hơn, rõ ràng hơn và cao hơn ở một số khu vực. Tuy nhiên, các hệ thống có hiệu quả lại đặt thêm tiêu chuẩn trong tất cả các môn học để tránh thu hẹp chương trình giảng dạy.
- Cam kết về Công bằng
Các nhà lãnh đạo ở mọi quốc gia tuyên bố cam kết của họ đối với sự công bằng, nhưng hệ thống giáo dục thành công tập trung vào việc đạt được công bằng một cách mạnh mẽ và có chủ ý.
Hiệu suất trung bình của chúng tôi đối với các đánh giá quốc tế một phần là do đa số học sinh đạt được từ mức cơ bản trở xuống.
Các hệ thống có hiệu quả sử dụng nhiều cách khác nhau để giảm thiểu tác động của nền tảng xã hội đến thành tích của học sinh. Điều này bao gồm các chính sách rộng rãi như ngân sách công bằng, có kỳ vọng chung cho tất cả học sinh, và đảm bảo giáo viên chất lượng cao ở mọi trường. Chúng cũng bao gồm các can thiệp ở cấp lớp như tập trung vào ngôn ngữ và tư duy toán học; các hỗ trợ gia đình và cộng đồng khác bên ngoài trường học.
Những chính sách này không loại bỏ được khoảng cách giữa những đứa trẻ có trình độ học vấn rất khác nhau, nhưng chúng làm cho sân chơi trở nên rộng mở hơn với các tài năng từ bất cứ nơi đâu.
- Giáo viên chất lượng cao và nhà lãnh đạo nhà trường
Tầm nhìn, khả năng lãnh đạo, tiêu chuẩn cao và cam kết công bằng là những điểm khởi đầu quan trọng, nhưng nếu những điều đó không tác động đến việc giảng dạy và học tập trong lớp học, chúng cũng sẽ không mang lại những thay đổi đáng kể.
Có một sự đồng thuận rộng rãi giữa các nước có nền giáo dục tốt rằng cho dù họ đang theo đuổi chiến lược cải cách gì, chất lượng của một hệ thống giáo dục phụ thuộc vào chất lượng của các giáo viên. Các hệ thống này thực thi chính sách nhằm thu hút, chuẩn bị, hỗ trợ, khen thưởng, duy trì và nâng cao chất lượng giáo viên.
Khi các hệ thống phân quyền nhiều hơn cho các trường học, họ cần sự lãnh đạo mạnh mẽ hơn ở cấp trường. Các nhà lãnh đạo của trường tập trung vào các kết quả tạo điều kiện để việc giảng dạy và học tập hiệu quả nhất có thể. Nhiều hệ thống như Úc, Ontario và Singapore đã tạo ra các khuôn khổ và quy trình mới để đào tạo các lãnh đạo nhà trường.
Nói chung, các hệ thống có hiệu năng cao tiếp thêm năng lượng trong việc tuyển dụng và hỗ trợ các giáo viên chất lượng cao chứ không phải là kết quả của việc cắt giảm và sa thải các giáo viên yếu.
- Sắp xếp và liên kết
Các hệ thống chưa hiệu quả có “khoảng cách thực hiện” lớn giữa các chính sách được ban hành ở cấp quốc gia, tiểu bang hoặc thậm chí cấp quận, và những gì thực sự xảy ra trong lớp học.
Ví dụ, có những điểm không nhất quán thường xuyên giữa các mục tiêu chính sách đã nêu về kỹ năng bậc cao và các bài kiểm tra trình độ thấp hơn được sử dụng để đánh giá chúng hoặc giữa các mục tiêu của trường học và định hướng mâu thuẫn của hệ thống giáo dục đại học tạo ra giáo viên.
Các chính sách cũng thường được ban hành mà không có sự hỗ trợ cho các trường học phải thực thi các chính sách đó. Các tiêu chuẩn chung của Tiểu bang là một bước tiến đầu tiên để đạt được hiệu quả cao hơn nhưng sẽ không trở thành tiêu chuẩn thực sự trong lớp học trừ khi chương trình giảng dạy, sự chuẩn bị cho giáo viên, phát triển nghề nghiệp và sự đánh giá đều phù hợp và nhất quán.
Ở nhiều quốc gia có hiệu suất cao, tính nhất quán đạt được thông qua chương trình giảng dạy hoặc các hệ thống giảng dạy dựa trên giáo trình và các bài kiểm tra; mọi thứ đều được sắp xếp xoay quanh đó. Những người khác có kinh nghiệm làm việc thường xuyên giữa các giáo viên hoặc giữa các trường học để nâng cao chất lượng và tính nhất quán của việc giảng dạy trên lớp.
- Trách nhiệm giải trình
Tất cả các hệ thống đều phải vật lộn với sự cân bằng giữa yêu cầu quản lý từ trên xuống và sự đánh giá chuyên nghiệp từ dưới lên. Trong những năm gần đây, một số hệ thống, như Singapore và Phần Lan, đã đặt nhiều trách nhiệm hơn vào trình độ học vấn vì chất lượng của giáo viên cũng như lãnh đạo trường đã trở nên tốt hơn và khuyến khích đổi mới. Tuy nhiên, các hệ thống khác chưa hiệu quả hoặc không đồng bộ đã sử dụng các cơ chế tập trung hơn để thúc đẩy hiệu suất một cách đồng bộ.
Có rất nhiều biến thể trong việc thiết kế các hệ thống quản lý và trách nhiệm giải trình. Sự vượt qua các bài kiểm tra kết quả học sinh đơn giản để hoàn tất trách nhiệm giải trình không có hiệu quả trong việc thúc đẩy các hệ thống đạt đến hiệu năng cao, cũng không phải là sự đánh giá chuyên nghiệp.
Các hệ thống hiệu quả cao kết hợp tính trách nhiệm minh bạch và đa diện, sử dụng một tập hợp rộng lớn các kết quả học sinh và trường học, với các sáng kiến xây dựng kiến thức và năng lực chuyên môn, qua đó tạo ra một nền văn hoá cải tiến liên tục và kỳ vọng cao hơn.
- Sử dụng hiệu quả các nguồn lực
Chi phí giáo dục cao không phải lúc nào cũng dẫn đến hiệu quả cao. Trên thực tế, nhiều nước thực hiện hiệu quả lại có mức chi tiêu tương đối khiêm tốn. Điều đó cho thấy các nguồn lực là vấn đề.
Chi tiêu là một lĩnh vực cần nhiều nghiên cứu hơn nhưng dường như các hệ thống có hiệu quả cao chi tiêu mức tiền khác nhau. Ví dụ, họ không dành nhiều ngân sách cho các tòa nhà, thể thao, vị trí hành chính hoặc các chức năng giáo dục đặc thù riêng biệt. Họ cũng có xu hướng tạo ra sự khác biệt về thương mại giữa quy mô lớp học và thời gian dành cho giáo viên để phát triển nghề nghiệp.
Hầu hết các hệ thống có hiệu quả cao đều chi tiêu tương đối giống nhau đối với các trường học, cũng như các cơ chế nhắm đến mục tiêu tạo nhiều nguồn lực hơn cho các học sinh cần nhất.
- Động lực và cam kết của học sinh
Mỗi quốc gia đều có những cách đề tạo động lực cho học sinh khác nhau, nhưng cường độ tập trung và thời gian dành cho nhiệm vụ của học sinh trong các hệ thống có hiệu quả cao thật đáng kinh ngạc.
Các hệ thống có hiệu quả cao thúc đẩy học sinh của mình học tập chăm chỉ thông qua sự khuyến khích cả bên trong và bên ngoài.
Trong các hệ thống ở châu Á, niềm tin mãnh liệt rằng nỗ lực, chứ không phải khả năng, là yếu tố quyết định sự thành công, kết hợp với giá trị cao do sự giáo dục gia đình như một con đường dẫn đến sự linh hoạt trong xã hội, cộng với hệ thống kiểm tra, đã tạo động lực mạnh mẽ.
Học sinh trong các lớp học tiếng Phần Lan cũng tham gia tích cực, nhưng bằng các phương tiện khác nhau. Giáo dục Phần Lan bắt nguồn từ những ý tưởng về khám phá và học tập tự định hướng. Giáo viên được đào tạo rất kỹ lưỡng trong loại hình giáo dục này.
Ở Ontario, trọng tâm là cá nhân hóa. Hệ thống tuyển dụng các giáo viên thành công, những người làm việc độc lập với học sinh trong diện cần giám sát để hỗ trợ học sinh qua kì thi tốt nghiệp.
- Định hướng Toàn cầu và Tương lai
Nhận thức được thế giới ngày càng “phẳng” và kỹ thuật số đang phát triển, các hệ thống có hiệu quả cao sẽ tiến tới toàn cầu hóa.
Các hệ thống này đang phát triển toàn cầu hóa và định hướng tương lai của các giáo viên, lãnh đạo nhà trường và học sinh. Họ đang hiện đại hóa chương trình giảng dạy để giải quyết các yêu cầu của thế kỷ 21, hình thành quan hệ đối tác trường học quốc tế để chuẩn bị cho việc làm cho học sinh như là công nhân và công dân trong một thế giới toàn cầu hóa, chứ không chỉ riêng cộng đồng địa phương của họ. Họ cũng nhấn mạnh việc đo điểm chuẩn quốc tế, liên tục tìm kiếm trên khắp thế giới các thông lệ quốc tế tốt nhất và sử dụng chuẩn như một công cụ để cải thiện hệ thống của họ.
Tất cả các nước đều phải đối mặt với những thách thức trong việc điều chỉnh hệ thống giáo dục của họ với những biến đổi khổng lồ diễn ra trên khắp thế giới. Không quốc gia nào độc quyền về sự xuất sắc.
Không nằm ngoài những bài học này, các nội dung về khoa học tên lửa và nhiều yếu tố khác cũng được tìm thấy ở đâu đó trong chương trình giáo dục, nhưng hiếm khi tất cả chúng xuất hiện cùng nhau. Trên thực tế, các quốc gia hoạt động hiệu quả, đã phân tích những đỉnh cao của nghiên cứu và đổi mới ở Mỹ rồi sau đó, áp dụng chúng một cách quy củ hơn cho hệ thống của họ.
Đất nước ta rất có tiềm lực. Nếu chúng ta kết hợp tài sản của mình với sự thực hành tốt nhất trên thế giới, chúng ta có thể phát triển một hệ thống giáo dục đẳng cấp toàn cầu cho các thế hệ sau.
Đặng Thanh Hiền – Nguyễn Hữu Long dịch
(Nguồn: http://asiasociety.org/education/top-10-ways-reform-schools)